Dấu hiệu suy dinh dưỡng ở trẻ và cách chăm sóc trẻ

Suy dinh dưỡng ở trẻ có thể xuất hiện ngay từ khi bé còn ở trong bụng mẹ và thường gặp nhất ở trẻ trong độ tuổi từ 1- 3. Dưới đây là các dấu hiệu suy dinh dưỡng ở trẻ để cha mẹ có biện pháp khắc phục kịp thời cho bé.

Dấu hiệu suy dinh dưỡng ở trẻ

- Trẻ chậm tăng cân: Cân nặng là một trong những tiêu chuẩn mà bạn không thể bỏ qua khi đánh giá về sự phát triển thể chất của con. Thông thường, trong giai đoạn từ 1 - 3 tuổi, cân nặng và chiều cao của bé sẽ phát triển chậm hơn trước nên nếu không theo dõi sát sao, mẹ sẽ không thể phát hiện ra tình trạng bé tăng cân chậm hơn so với tiêu chuẩn.

Đối với trẻ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng cân nặng của trẻ sẽ gần như đứng yên trong vòng 3 tháng. Vì vậy, mẹ nên theo dõi và ghi lại cân nặng của bé hàng tháng và so sánh với biểu đồ cân nặng chuẩn. Nếu như đường phát triển cân nặng của bé nằm dưới vùng chuẩn của biểu đồ thì chứng tỏ con bạn đang có dấu hiệu suy dinh dưỡng bạn cần điều chỉnh ngay chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt của con để sớm cải thiện tình hình.

Dấu hiệu suy dinh dưỡng ở trẻ biểu hiện ở quá trình chậm tăng cân

Dấu hiệu suy dinh dưỡng ở trẻ biểu hiện ở quá trình chậm tăng cân

Ngoài ra, nếu cân nặng của con bạn nhẹ hơn 20% so với cân nặng tiêu chuẩn trung bình và có chiều cao thấp hơn 10% so với chiều cao tiêu chuẩn thì khả năng trẻ bị suy dinh dưỡng là khá cao. Bạn cần theo dõi cân nặng và chiều cao của bé thường xuyên để phát hiện tình trạng suy dinh dưỡng càng sớm càng tốt.

- Trẻ chậm phát triển vận động: Một dấu hiệu suy dinh dưỡng ở trẻ khác là chậm phát triển vận động. Nếu con bạn không biết lật dù đã được 7 tháng tuổi, không ngồi được một mình khi 10 tháng tuổi, không đứng được khi 12 tháng tuổi và không đi được khi 18 tháng tuổi thì con bạn đã bị chậm phát triển hơn so với tiêu chuẩn. Lúc này, tốt nhất bạn nên cho trẻ tới gặp bác sĩ để được thăm khám và có cách điều trị phù hợp.

- Ngoài các chỉ số quen thuộc như cân nặng, chiều cao hay khả năng vận động, bạn cũng cần quan tâm đến thói quen ăn uống của trẻ. Các dấu hiệu suy dinh dưỡng ở trẻ như trẻ biếng ăn ăn không đủ bữa, ăn không hết phần ăn theo nhu cầu của lứa tuổi đều là những dấu hiệu của trẻ suy dinh dưỡng mà mẹ cần lưu ý. Không chỉ vậy, mẹ cũng đừng nên bỏ qua các yếu tố về sức khỏe như trẻ bị rối loạn tiêu hóa rối loạn giấc ngủ hay đau ốm, thường xuyên mắc các bệnhnhiễm trùng bởi đây chính là những dấu hiệu tố cáo sự phát triển của con bạn đang gặp vấn đề.

Chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng

- Vệ sinh ăn uống: Bảo đảm cho trẻ "ăn chín, uống sôi". Thức ăn nấu xong cho trẻ ăn ngay, nếu để quá 3 giờ phải đun sôi lại mới cho trẻ ăn.Tránh những thực phẩm nhiễm bẩn và bị ô nhiễm vì đó là nguồn gây bệnh như: tiêu chảy ngộ độc thức ăn Các dụng cụ chế biến thức ăn phải bảo đảm vệ sinh.

Vệ sinh ăn uống giúp trẻ đẩy lùi suy dinh dưỡng

Vệ sinh ăn uống giúp trẻ đẩy lùi suy dinh dưỡng

- Vệ sinh cá nhân: Tắm rửa thường xuyên cho trẻ bằng nước sạch (vào mùa hè). Giữ ấm cho trẻ, tránh gió lùa (vào mùa đông, khi tắm gội...) để tránh nhiễm lạnh viêm đường hô hấp Giữ quần áo sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng. Giúp trẻ có thói quen giữ gìn răng miệng sạch sẽ, không ăn nhiều đồ ngọt để tránh các bệnh sâu răng viêm lợi Giữ tay sạch: tạo thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, cắt móng tay cho trẻ. Không để trẻ lê la dưới đất bẩn. Không cho trẻ mút tay, không quệt tay bẩn lên mặt, không đưa đồ vật, đồ chơi bẩn lên miệng để tránh các bệnh giun sán

- Vệ sinh môi trường: Bảo đảm cho trẻ ăn, ngủ, vui chơi nơi thoáng mát, sáng sủa sạch sẽ khi nhận thấy dấu hiệu suy dinh dưỡng ở trẻ. Đồ dùng, đồ chơi của trẻ cần sạch sẽ, khô ráo. Có đủ nước sạch dùng cho sinh hoạt và nấu thức ăn cho trẻ.

- Chăm sóc tâm lý: Âu yếm, vỗ về biểu lộ tình cảm trìu mến yêu thương trẻ. Trẻ cần được khích lệ, chuyện trò, nô đùa... tạo cơ sở cho sự phát triển toàn diện của trẻ, tránh thô bạo trong cử chỉ lời nói của người lớn trước mặt trẻ.

Tóm lại, khi con bạn xuất hiện bất kì dấu hiệu suy dinh dưỡng ở trẻ về cân nặng, chiều cao sức khỏe và thói quen sinh hoạt hàng ngày, điều bạn cần làm đầu tiên là đến gặp bác sĩ để được tư vấn và có biện pháp chăm sóc bé tốt hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên cung cấp cho bé một chế độ dinh dưỡng khoa học cùng với một chế độ sinh hoạt hợp lý.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật