Cafein có tạo sự khác biệt giới tính trong độ tuổi dậy thì?

Nghiên cứu mới tại Đại học Buffalo về Y tế và Sức khỏe cộng đồng, New York cho thấy sau tuổi dậy thì, nam và nữ có phản ứng khác nhau với cafein.

Mặc dù trẻ em và thanh thiếu niên là độ tuổi sử dụng nhiều caffein nhưng ít có nghiên cứu về tác động của cafein đến họ.

Chúng ta biết rằng cafein làm tăng huyết áp và giảm nhịp tim trên trẻ em thanh thiếu niên và người lớn. Một nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Nhi khoa, các nhà nghiên cứu tìm hiểu phản ứng tim mạch do cafein gây ra có thể khác nhau giữa nam và nữ sau tuổi dậy thì Và cũng có thể chu kỳ kinh nguyệt cũng bị ảnh hưởng do cafein gây ra trên hệ tim mạch

Theo nghiên cứu trước đây chứng minh sự khác biệt giới tính trong phản ứng sinh lý với chất cafein ở thanh thiếu niên đã phát hiện ra rằng bé trai ở độ tuổi từ 12-17, khi có cafein sẽ tạo nhiều năng lượng, cải thiện khả năng thể thao hơn so với các bé gái.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng mức độ cafein càng cao làm tăng huyết áp và giảm nhịp tim ở các bé trai nhưng các bé gái thì không.

Còn theo nghiên cứu mới cho thấy sau tuổi dậy thì trong phản ứng với cafein có sự khác nhau rõ ràng giữa 2 giới tính.

Trong quá trình kiểm soát giả dược, nghiên cứu liều lượng, các nhà nghiên cứu đã tiến hành kiểm tra nhịp timhuyết áp của 54 nam và 47 nữ ở độ tuổi 15-17 và 52 trẻ em trước tuổi dậy thì ở lứa tuổi 8-9 (giới tính không được tiết lộ).

Sau khi cho sử dụng một liều giả dược hoặc 2 liều cafein (1 đến 2 mg/kg) thì nhịp tim và huyết áp của trẻ em đã trở lại bình thường ngay sau đó.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng nam có phản ứng với cafein lớn hơn các cô gái. Đặc biệt, sự khác biệt giới tính phản ứng khác nhau với caffeine chỉ áp dụng với thanh thiếu niên ở độ tuổi từ 13 đến 17 tuổi chứ không có sự khác biệt giới tính trong các phản ứng với caffeine đối với trẻ em dưới tuổi dậy thì.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chu kỳ kinh nguyệt không hề ảnh hưởng đến tác động của caffeine với nữ.

PGS.TS Jennifer tại Khoa Thể dục và Dinh dưỡng khoa học của Đại học Buffalo cho biết: “Trong nghiên cứu này, chúng tôi đang tìm kiếm độc quyền vào kết quả vật lí của caffeine uống”.

Cô cho biết thêm: “Các giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt đánh dấu bằng cách thay đổi mức độ của kích thích tố, là giai đoạn rụng trứng bắt đầu vào ngày thay đổi đầu tiên và kết thúc với sự rụng trứng Nhưng các giai đoạn hoàng thể sau rụng trứng có mức độ progesterone cao hơn đáng kể so với giai đoạn trước đó”.

Trong giai đoạn giữa hoàng thể của chu kỳ kinh nguyệt PGS.TS Jennifer thấy rằng nhịp tim giảm mà huyết áp tăng ở các cô gái được tiêm cafein đều lớn hơn so với các cô gái khác.

Nghiên cứu chỉ ra dù đã thấy sự khác biệt giới tính trong phản ứng sinh lý với cafein xuất hiện sau tuổi dậy thì nhưng chưa thấy các dữ liệu trên hệ thống tìm kiếm hiển thị sự khác biệt đó.

Cho nên việc nghiên cứu thêm là vô cùng cần thiết để xác định sự khác biệt này là do yếu tố sinh lý ví như hormone steroid …hay các yếu tố tâm lý xã hội. Những yếu tố tâm lý xã hội có thể bao gồm sự khác biệt trong mô hình sử dụng cà phê, cà phê được sử dụng bởi các đồng nghiệp hay ở nhà, ngoài quán.

Đầu năm 2014, nghiên cứu từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng Bệnh (CDC) cho biết dù lượng sử dụng cà phê tổng thể đã không tăng ở trẻ em và thanh thiếu niên trong những năm gần đây, trẻ em đang ngày càng tiêu thụ cafein từ nhiều nguồn khác nhau gồm cả cà phê và đồ uống năng lượng.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật