Ngày kinh nguyệt nói gì về sức khỏe của các bạn gái

Kinh nguyệt lại phản ánh rõ nét nhất tình trạng sức khỏe của chị em thông qua màu sắc, lượng và thời gian.

Ngày kinh nguyệt nói gì về sức khỏe bạn gái? Kinh nguyệt là hiện tượng mà các chị em phải chịu đựng hàng tháng. Nhiều người cho rằng thật phiền phức vì họ hay cảm thấy tức ngực đau bụng thân thể nhức mỏi… Tuy nhiên, kinh nguyệt lại phản ánh rõ nét nhất tình trạng sức khỏe của chị em thông qua màu sắc, lượng và thời gian.

Chu kì

Chu kỳ kinh nguyệt của mỗi phụ nữ đều có tính quy luật. Nếu bỗng nhiên có trước hoặc sau rất nhiều ngày, kèm thêm cảm giác khó chịu thì phải kịp thời kiểm tra ngay. Nếu chỉ chậm từ 1 đến 2 ngày là hoàn toàn bình thường. 1-2 năm đầu khi thấy kinh hoặc gần kỳ mãn kinh chu kỳ kinh nguyệt có thể thay đổi nhưng không phải là bệnh.

Màu sắc

Kinh nguyệt bình thường có màu đỏ sẫm. Nếu trong ngày kinh nguyệt, máu kinh có màu đỏ tươi, màu cà phê, màu vàng thì cần để tâm theo dõi. Đông y cho rằng, hiện tượng này là do khí hư có hàn hoặc nhiệt như thở ngắn hơi, tiếng nói nhỏ yếu, ngại nói, tay chân rã rời, cử động uể oải. Nếu chú ý giữ gìn vệ sinh kinh nguyệt là có thể khắc phục được chứng bệnh này.

Lượng máu kinh

Ngày kinh nguyệt, máu kinh quá nhiều hoặc quá ít đều không bình thường. Kinh nguyệt nhiều có thể được hiểu hoặc là lượng máu chảy ra quá nhiều (bình thường không quá 100ml) hoặc là thời gian hành kinh quá dài (bình thường tối đa là 7 ngày).

Kinh nguyệt quá nhiều: Thường do nội mạc tử cung bong ra bất thường hoặc có những bệnh tử cung nhu u xơ tử cung…; có thể gây ra bởi các bệnh của cơ quan khác như rối loạn chức năng gan các bệnh về máu…; hoặc do chịu ảnh hưởng của ngoại cảnh như không chú ý vệ sinh kinh nguyệt, bị lạnh, bị nóng quá, tinh thần căng thẳng….

Kinh nguyệt quá ít: Phụ nữ trên 18 tuổi vẫn chưa thấy hành kinh, hoặc những tháng trước thấy kinh bình thường, mà nay liên tục trên 3 tháng sau không thấy đến kỳ thì gọi là bế kinh (tắc kinh). Đây là biểu hiện gây ra do các bệnh như thiếu máu nghiêm trọng, bị bệnh gan đái đường… mắc bệnh sán hút máu… dinh dưỡng không tốt nội tiết không điều hoà, lao bộ phận sinh dục….

Ngoài ra đại não bị kích thích mạnh hoặc bị tổn thương như quá căng thẳng quá đau khổ, phiền não, dầm mưa lạnh, lao động mệt mỏi cũng đều có thể gây bế kinh. Tuy vậy, bế kinh trong thời gian sinh đẻ và cho con bú là hiện tượng sinh lý bình thường.

Triệu chứng bệnh


Phụ nữ khỏe mạnh trong kỳ kinh sẽ không có biểu hiện gì đặc biệt. Số ít sẽ có cảm giác hơi khó chịu như tinh thần bị ức chế, dễ bị kích động, toàn thân mệt mỏi tức ngực chóng mặt buồn nôn… nhưng sau khi hết kinh thì những cảm giác này cũng kết thúc.

Nếu trong những ngày kinh nguyệt mà thấy rõ các triệu chứng khác hoặc qua hết ngày “đèn đỏ” mà vẫn thấy có những triệu chứng lạ như đau bụng đauchảy máu cam ngứa rát vùng kín chảy máu vùng kín … thì hãy nghĩ ngay tới các dạng bệnh lí khác như u vú ung thư vú viêm nhiễm đường sinh dục …

Trên đây là những điều mà chị em phụ nữ nên biết về ngày kinh nguyệt của mình. Chúc chị em có cái nhìn đúng đắn về ngày kinh nguyệt và các bệnh lí khác liên quan. 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật