U xơ tử cung - những phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất

U xơ tử cung ( UXTC ) là một khối u lành tính do sự phát triển, tăng sinh quá mức cơ trơn của tử cung và được bao bọc bởi một lớp vỏ xơ ở bên ngoài hoặc khi to thì có nhiều sợi cơ trơn của tử cung đã thoái hoá biến thành những sợi xơ xen lẫn vào tổ chức cơ trơn của tử cung.

Tuổi thường gặp là từ 35 đến 50 tuổi, nghĩa là ở lứa tuổi sinh đẻ. Tỉ lệ gặp khoảng 10 đến 20% số bệnh nhân đến khám phụ khoa. Bệnh hiếm gặp ở phụ nữ trẻ  tuổi và người mãn kinh. Bệnh cũng thường gặp ở những phụ nữ không sinh đẻ hoặc là sinh đẻ ít.

Tại sao lại bị u xơ tử cung?

Cho đến nay, nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa biết rõ, nhưng người ta thấy hình như sự phát triển của UXTC liên quan đến nồng độ estrogen vì dùng  estrogen liều cao trên thực nghiệm đã gây ra khối u tử cung. Bệnh cũng thường gặp ở người cường estrogen.  Những người điều trị estrogen làm cho nhân xơ phát triển. Sau mãn kinh, kích thước u xơ thường nhỏ lại, thậm chí những khối u có kích thước nhỏ có thể tự tiêu đi.  Những người điều trị progesteron làm cho u xơ nhỏ lại hoặc chậm phát triển u xơ tử cung bao gồm:

- UXTC dưới niêm mạc: là những u xơ có nguồn gốc từ lớp cơ nhưng phát triển dần vào buồng tử cung, nếu có cuống dài thì gọi là políp...

- U xơ cơ hay là u kẽ: vị trí khối u nằm trong thành của tử cung, ở giữa các lớp cơ, làm cho  tử cung to lên, gồ ghề, có khi phát triển vào túi cùng sau sẽ gây chèn ép vào bàng quang hay trực tràng, nhưng không hoặc ít gây  chảy máu nên bệnh nhân thường được chẩn đoán muộn.

- UXTC dưới phúc mạc: là những nhân xơ từ thành tử cung phát triển vào ổ bụng, và có cuống. Cuống dài hay ngắn phụ thuộc vào từng khối nhân xơ. Nếu cuống dài có thể gây xoắn và phải xử trí cấp cứu.

 UXTC có  từ một cho đến vài nhân, nhưng cũng có khi tới chục nhân, kích thước từ vài mi - li - mét tới 20 - 30  cm,  nặng từ  vài gam cho đến hàng vài ki lô gam tuỳ thuộc từng khối u.

Biểu hiện như thế nào?

Triệu chứng lâm sàng phụ thuộc vào thể loại, kích thước và vị trí của u xơ. Những u xơ nằm ở thành của tử cung thường là không có triệu chứng và chỉ được phát hiện một cách tình cờ hoặc là khi đã có biến chứng  với các biểu hiện:

- Ra khí hư: nhiều và  trong hoặc lẫn dịch nhầy và đôi khi loãng như nước, đặc biệt là khi cơ thể mệt  mỏi.

- Ra máu: là triệu chứng chính. Rối loạn kinh nguyệt là biểu hiện đầu tiên của ra máu. Kinh nguyệt vẫn đều và đúng ngày, nhưng lượng kinh nhiều, số ngày hành kinh bị kéo dài (rong kinh), sau đó ra máu liên tục không còn phụ thuộc vào chu kỳ kinh nữa và gọi là rong huyết Ra máu kéo dài làm  bệnh nhân bị thiếu máu trường diễn gây nên thiếu máu nhược sắc Cũng có trường hợp chảy máu nhiều khi hành kinh gây mất máu cấp, đe doạ tới tính mạng bệnh nhân.

- Đau bụng: thông thường bệnh nhân đau bụng khi hành kinh là vì u xơ cản trở hướng lan của cơn co nên  tử cung tăng co bóp để tống máu ra ngoài. Mỗi khi đau trội lên thì máu kinh lại ra nhiều hơn do tử cung co mạnh để vượt sự cản trở của u xơ.

Nhưng cũng có khi bệnh nhân cảm giác tức, hoặc nặng vùng hạ vị khi làm việc nặng hoặc ở tư thế đứng, khi nằm nghỉ thì đỡ. Khi khối u lớn, chèn ép vào các tạng xung quanh sẽ gây đau liên tục. Nếu chèn ép vào trực tràng sẽ gây táo bón hoặc không đại tiện được. Nếu chèn ép vào bàng quang gây bí đái hoặc đái khó.

Có thể phát hiện UXTC bằng  siêu âm hay chụp tử cung có chuẩn bị sẽ cho những hình ảnh điển hình của u xơ. Ngày nay, siêu âm là một trong những xét nghiệm chính để chẩn đoán UXTC vì tính phổ biến, nhanh, đơn giản. Siêu âm có thể cho thấy một hoặc nhiều nhân xơ.

Và biến chứng

+ Chảy máu: nguyên nhân chảy máu nhiều khi hành kinh có thể là bong niêm mạc không đều, rối loạn cơn co tử cung, đờ tử cung.

+ Xoắn cuống nhân xơ là biến chứng của nhân xơ có cuống dài. Triệu chứng giống như một u nang buồng trứng xoắn với biểu hiện là bệnh nhân đau đột ngột ở vùng hạ vị rồi tăng lên dần buồn nôn và nôn, nếu muộn sẽ có phản ứng của phúc mạc. Nếu không được xử trí kịp thời sẽ gây choáng và truỵ mạch.

Xử trí là phải mổ cấp cứu, cắt bỏ khối nhân xơ bị xoắn. Không được tháo xoắn trước khi cắt bỏ u xơ. Việc cắt tử cung tuỳ thuộc vào tình trạng tử cung và nhu cầu về sinh con của bệnh nhân.

nhiễm khuẩnhoại tử nhân xơ.

ung thư hoá (rất hiếm gặp).

+ Biến chứng chèn ép: khối u to sẽ chèn ép vào bàng quang gây bí đái, chèn ép vào niệu quản, gây ứ nước bể thận sẽ gây viêm thận mãn tính. Nếu chèn ép vào trực tràng sẽ gây táo bón dần dần sự chèn ép tăng lên sẽ gây tắc ruột

U xơ tử cung ảnh hưởng nhiều tới quá trình thai nghén như gây vô sinh sảy thai  sinh non , rối loạn cơn co hay cản trở cuộc chuyển dạ phải mổ lấy thai Sau sổ rau gây đờ tử cung làm chảy máu.

Ðiều trị u xơ tử cung

Trong những trường hợp chảy máu nhiều (băng huyết), bệnh nhân phải vào viện và phải được cầm máu Nếu không cầm được máu, phải nạo hút buồng tử cung để niêm mạc bong hoàn toàn, mặt khác buồng tử cung nhỏ lại, tử cung co hồi tốt hơn sẽ cầm máu. Nếu chảy máu nhiều gây thiếu máu phải truyền máu và xử trí như trên. Nếu vẫn không cầm được máu phải mổ cấp cứu, cắt tử cung bán phần.

Những trường hợp mổ lấy thai: chỉ nên cắt tử cung bán phần nếu khối nhân xơ to, hoặc cắt khối nhân xơ có cuống hoặc bóc nhân xơ nhỏ, đường kính 2-3cm, không bóc những nhân xơ to vì nguy cơ chảy máu và nhiễm khuẩn sau mổ.

Điều trị nội khoa chỉ định cho những trường hợp nhân xơ nhỏ, có kích thước nhỏ dưới 5cm. Có thể dùng các thuốc như: orgametril (uống từ ngày thứ 16 của vòng kinh, uống liền 6 tháng và kiểm tra kích thước của khối u xem có nhỏ lại không), noristera tiêm bắp 3 tháng một lần, dùng vài đợt, depo-Provera hoặc DMPA tiêm bắp 3 tháng một lần (dùng vài đợt). Sau đó kiểm tra kích thước của nhân xơ.

Điều trị ngoại khoa: bóc tách nhân xơ khi bệnh nhân còn nhu cầu có con. Cắt tử cung bán phần khi khối nhân xơ to, hoặc quá dính mà nếu cắt tử cung hoàn toàn có nguy cơ  tổn thương đến tiết niệu và trực tràng, nhưng CTC phải tốt, không có nguy cơ bị ung thư CTC. Cắt tử cung hoàn toàn cho những người tuổi từ 45 trở lên hoặc những người tuổi còn trẻ nhưng CTC có tổn thương xấu. Việc để lại buồng trứng tuỳ thuộc vào tình trạng giải phẫu của buồng trứng và tuổi của bệnh nhân.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật