9 loại thuốc 'cấm' dùng vào kỳ kinh nguyệt bạn gái nên biết

Sử dụng một số loại thuốc dưới đây trong ngày đèn đỏ sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt.

Dùng thuốc bừa bãi trong 'ngày ấy': Nguy hiểm khôn lường

Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường của một phụ nữ bình thường về mặt sức khoẻ Khoảng cách giữa hai kỳ kinh nguyệt của mỗi phụ nữ có khác nhau (do giai đoạn trưởng thành của nang noãn ở mỗi người không giống nhau); đa số từ 22 đến 35 ngày, khoảng 30% phụ nữ có chu kỳ 28 ngày. Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ diễn ra trong khoảng 3 - 4 ngày và lượng máu mất trong mỗi chu kỳ chỉ khoảng 50 - 70 ml.

Có thể nói, kì 'đèn đỏ' là một trong những khoảng thời gian rất nhạy cảm của người phụ nữ Trong những ngày này, lượng hoóc-môn giới tính estrogen có những sự thay đổi và gây ra một loạt rắc rối khiến không ít chị em khó chịu. Những triệu chứng như đau bụng đau lưng, sưng răng mệt mỏi chóng mặt thường gặp ở rất nhiều chị em phụ nữ. Đây là những dấu hiệu thường gặp và sẽ mất ngay sau kì kinh nguyệt Tuy nhiên, có không ít các chị em phụ nữ do lo sợ về những triệu chứng này, thiếu kiến thức hoặc vì nhiều nguyên nhân mà sử dụng một số loại thuốc và phải đối mặt với những hệ lụy khôn lường về sức khỏe

Một số biến chứng thường gặp khi sử dụng thuốc không phù hợp trong những ngày 'đèn đỏ': Nhẹ là giảm khẩu vị buồn nôn nhức đầu mệt mỏi, thay đổi mức độ ham muốn và đáp ứng tình dục gặp các vấn đề ở da viêm lợi … Nặng hơn sẽ dẫn đến rong kinh vô kinh đau ngực sút cân viêm đường tiết niệu viêm nhiễm phụ khoa chảy máu xương chậu xung huyết, ứ huyết… Những biến chứng này nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường như vô sinh hoặc thậm chí là tử vong

Những loại thuốc không sử dụng trong ngày 'đèn đỏ'

Thuốc cầm máu

Loại thuốc này có tác dụng làm giảm tính thấm của mao mạch, gây ra các cơn co thắt các mao mạch để thúc đẩy việc tống máu ra ngoài. Trong ngày hành kinh nếu sử dụng thuốc cầm máu sẽ dẫn đến hiện tượng ứ huyết cực kì nguy hiểm.

Thuốc chống đông máu

Bạn có thể bị rong kinh hoặc lượng máu chảy ra nhiều hơn bình thường nếu sử dụng loại thuốc này trong kỳ kinh nguyệt.

Thuốc nhuận tràng

Thuốc có thể gây tắc nghẽn vùng chậu, gây xung huyết khi dùng trong những ngày 'đèn đỏ'.

Thuốc giảm béo

Do có chứa thành phần ức chế sự thèm ăn, nên nếu dùng trong chu kì kinh nguyệt có thể dẫn tới một số biến chứng như rối loạn kinh nguyệt đi tiểu khó, thường buồnlo âu thậm chí là có thể dẫn tới vô kinh.

Thuốc tiêu chảy

Loại thuốc này sẽ kích thích vành đường ruột làm chảy máu xương chậu nên được các bác sĩ liệt vào danh sách 'cấm' trong những ngày hành kinh.

Thuốc trị viêm nhiễm phụ khoa

Sử dụng các loại thuốc chống nhiễm khuẩn trong kì kinh sẽ dẫn đến khả năng khoang tử cung bị vi khuẩn xâm lấn ngược lên trên, làm cho bệnh tình trở nên nặng hơn.

Thuốc trị bệnh tuyến giáp trạng

Loại thuốc này nếu sử dụng trong ngày 'đèn đỏ' có thể gây rối loạn kinh nguyệt và một số triệu chứng như nhịp tim không ổn định, sút cân, ra nhiều mồ hôi…

Thuốc nội tiết

Trong chu kì kinh nguyệt, phụ nữ sẽ có sự mất cân bằng nội tiết trong cơ thể nếu dùng thêm các loại thuốc có thể dẫn đến rối loạn nội tiết nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến sức khỏe

Thuốc hoóc-môn tình dục

Do sự tổng hợp và cân bằng trao đổi chất của hoóc-môn giới tính nữ có liên quan chặt chẽ tới chu kỳ nguyệt san nên để tránh bị rối loạn kinh nguyệt, bạn không nên sử dụng thuốc hoóc-môn kích thích tình dục khi đang ở trong chu kỳ nguyệt san.

Trong những ngày hành kinh, chị em cần tham khảo và sử dụng theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng bất kì một loại thuốc nào để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bản thân, tránh những tác dụng phụ và biến chứng không mong muốn có thể xảy ra.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật