Mách bạn cách chữa nhiệt miệng khỏi hẳn sau 2 ngày chỉ nhờ một nắm rau diếp cá

Nhiệt miệng là tên gọi dân gian của bệnh viêm loét niêm mạc miệng, là một bệnh lý thường gặp thuộc về răng miệng bởi nhiều nguyên nhân và thường xuất hiện vào mùa hè.

Nguyên nhân gây nhiệt miệng

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng có thế do suy giảm chức năng gan hoặc ảnh hưởng từ các bệnh có liên quan đến hệ thống miễn dịch ở mỗi người.

- Suy giảm chức năng khử độc của gan các chất độc (chủ yếu là kim loại nặng như Asen , chì …) tích tụ lại ở niêm mạc đường tiêu hóa (chủ yếu là niêm mạc miệng) khi lượng chất độc đủ lớn tạo nên ổ hoại tử rồi vỡ ra tạo thành vết loét (nhiệt miệng).

- Tự cơ thể hình thành dị nguyên (có một số trường hợp liên quan đến độc tố tồn tại nhiều trong máu, chức năng khử độc của gan kém) rồi cơ thể lại phải tự sinh ra kháng thể để dung giải chất độc đó đi, phản ứng này sinh ra ổ hoại tử, từ đó vỡ ra hình thành nên vết loét, đồng thời vết loét lại thường xuyên bị ướt do nước bọt cộng với dịch thức ăn phức tạp cho nên rất lâu lành.

- Yếu tố ảnh hưởng khác: áp lực tinh thần lớn, công việc căng thẳng stress khiến cho chức năng miễn dịch bị suy giảm; các rối loạn bài tiết bên trong phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt; dị ứng với thuốc hoặc thực phẩm… trong đó suy giảm miễn dịch được xem là nguyên nhân quan trọng dẫn đến nhiệt miệng

- Nhiễm khuẩn: Do mất cân bằng sinh học của tạp khuẩn trong miệng bao gồm: các vi khuẩn ái khí, kỵ khí và nấm cộng sinh.

- Yếu tố nội tiết: Thể hiện khá rõ ở phụ nữ dễ bị áp-tơ (nhiệt miệng) trong thời kỳ sau đẻ, thời kỳ mãn kinh hoặc trong khi mang thai

- Một số yếu tố nguy cơ: Thiếu hụt các chất tạo máu: iron, folic acid vitamin B12.

- Bất thường miễn dịch.

- Nhiễm khuẩn: herpes simplex virus (HSV), human herpesvirus (HHV), varicella-zoster virus (VZV), cytomegalovirus (CMV), Streptococcus sanguis, Helicobacter pylori,…

Biểu hiện của bệnh nhiệt miệng

Trong niêm mạc miệng xuất hiện một hoặc nhiều đốm trắng to 1 – 2 mm, đốm trắng to dần hơi mọng nước, vài ngày sau đồng loạt vỡ ra tạo thành vết loét. Vết loét to dần, có khi tới 10 mm làm ảnh hưởng nhiều đến ăn uống sinh hoạt và giao tiếp.

Người bị nhiệt miệng thường có cảm giác đau đớn, khó chịu khi nói chuyện, há miệng hay khi nhai do bệnh nhiệt miệng thường hay xuất hiện ở các vùng lưỡi, môi, lợi hay vùng trong má.

Nhiệt miệng thường xuất hiện ở trên lưỡi, môi, lợi hay bên trong thành má. Trong dân gian cũng có nhiều cách chữa nhiệt miệng nhanh chóng và khá hiệu quả. Dưới đây là cách dân gian chữa nhiệt miệng bằng rau riếp cá.

Chữa nhiệt miệng bằng rau riếp cá

Rau diếp cá có vị cay, hơi lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc sát trùng Gần đây Y  học hiện đại đã nghiên cứu và nhận thấy trong  rau diếp cá có tính kháng khuẩn, tiêu diệt ký sinh trùng do đó mà rau diếp có có tác dụng rất tuyệt vời trong việc điều trị nhiệt miệng

Lấy khoảng 150g rau diếp cá nhặt sạch phần cuống và lá già. Đem rửa sạch, để ráo nước. Sau đó, bạn xay nhuyễn chúng ra, lấy một tấm vài mỏng để chắt lấy phần nước riêng. Ngày uống 2-3 lần sẽ giúp cơ thể nhanh giải nhiệt và làm lành các vết lở miệng nhanh chóng.

Bạn cũng có thể dùng 2-6g rau diếp cá sắc lấy nước, chia ra uống nhiều lần trong ngày, liên tục trong vài ngày sẽ mau chóng chữa khỏi nhiệt miệng cho bạn.

Ngoài ra, cũng có thể xay làm sinh tố dùng cả nước để uống và ăn cả bả rau diếp cá sẽ rất tốt cho việc điều trị và làm mát cơ thể.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật