Mẹo phòng ngừa suy giảm thị lực bạn không nên bỏ qua

Ngày càng có nhiều người bị các rối loạn về mắt. Chăm sóc mắt theo những cách dưới đây có thể giúp bạn bảo vệ mắt, phòng ngừa suy giảm thị lực sớm.

1. Hạn chế sử dụng thiết bị công nghệ

Thói quen sử dụng thường xuyên, kéo dài máy tính, điện thoại thông minh khiến thị lực của bạn bị ảnh hưởng Mắt có thể bị khô, mỏi dẫn đến mất thị lực hoặc các triệu chứng khác như đau đầu đau mắt… Cách tốt nhất là để cho mắt nghỉ 5 phút/lần. Hãy nhắm mắt và nhìn đi chỗ khác ngoài màn hình.

2. Tránh ăn vặt

Những đồ ăn vặt như khoai tây chiên không chỉ ảnh hưởng tới tim mà còn ảnh hưởng tới mắt thực phẩm chứa nhiều carbohydrate và đường chuyển hoá thành đường đơn hoặc glucose dư thừa những thực phẩm này có thể gây tổn thương mạch máu của mắt và dẫn tới tích tụ mỡ. Ngoài ra thực phẩm chế biến sẵn như pho mát bánh mì kẹp thịt pizza bánh rán cũng gây tích tụ mỡ trong mạch máu của mắt dần dần sẽ ảnh hưởng tới thị lực. Đây là lý do tại sao chế độ ăn cân bằng và hợp lý là quan trọng để giữ cho mắt khoẻ mạnh.

3. Theo dõi tiền sử bệnh mắt của gia đình

Thị lực kém có thể di truyền trong gia đình Vì vậy, tốt nhất là cần biết về tiền sử bệnh trong gia đình. Những bệnh di truyền như tiểu đườnghuyết áp cao có thể cũng ảnh hưởng tới mắt. Do đó, cần kiểm tra mắt nếu gia đình có tiền sử bệnh, đặc biệt là vì kiểm tra sớm có thể hạn chế bất cứ sự suy giảm thị lực nào mà những bệnh này có thể gây ra.

4. Bỏ những thói quen xấu

Những thói quen như hút thuốc và uống rượu có thể gây tổn thương cho mắt. Chúng có thể làm tăng nguy cơ thoái hoá điểm vàng (làm tổn thương phần nhạy cảm nhất của dây thần kinh trong mắt ảnh hưởng tới thị lực trung tâm) và cũng gây tổn thương dây thần kinh thị giác Đây là những nguyên nhân gây mù không thể đảo ngược.

5. Tạo thói quen kiểm tra mắt

Không khám mắt khi đến một độ tuổi nhất định, khoảng từ 40 tuổi có thể sẽ không có lợi cho mắt. Đây là độ tuổi thị lực gần bắt đầu suy giảm và chúng ta có thể cần đến sự hỗ trợ của kính đọc (một số người có thể cần sự hỗ trợ này trước tuổi 40) cho tình trạng viễn thị Ngoài ra, bệnh glôcôm - căn bệnh do tổn thương thần kinh thị giác gây ra do tăng nhãn áp - thường xảy ra sau tuổi 40. Nó có thể xuất hiện ở người trẻ nhưng người càng cao tuổi nguy cơ càng cao.

Bệnh này được gọi là “kẻ trộm thị lực”, kết quả là làm giảm nhanh chóng thị lực ngoại vi. Đục thuỷ tinh thể là một tình trạng khác thường xảy ra cùng với tăng độ tuổi, mặc dù có những yếu tố khác có liên quan. Thuỷ tinh thể trong suốt tự nhiên dần trở nên mờ đi, kết quả là gây đục thuỷ tinh thể và mờ mắt. Chúng ta không thể làm gì để ngăn chặn tình trạng này vì nó thường do di truyền.

6. Không bỏ qua tình trạng mắt lười, đặc biệt ở trẻ em

Tình trạng này được gọi là lác xuất hiện ở trẻ khi mắt trẻ không nhìn thẳng và có thể gây các rối loạn thị lực nếu không được điều chỉnh theo thời gian. Những trẻ không thể nhìn rõ chữ trên bảng đen ở trường hoặc hếch mắt lên khi xem tivi có thể cần đeo kính và do vậy cần được khám mắt. Những bậc cha mẹ băn khoăn về việc đeo kính cho trẻ nên nhớ rằng cần theo dõi để thay đổi kính phù hợp với thị lực trẻ.

7. Không bỏ qua những dấu hiệu rõ ràng

Các triệu chứng như nhìn đôi, đột ngột mất thị lực, loé sáng… báo hiệu cần khám mắt càng sớm càng tốt. Mắt được cho là báo hiệu nhiều bệnh trên cơ thể. Mắt có thể báo hiệu những bệnh như ung thư rối loạn máu tuyến giáp HIV/AIDS cũng như các bệnh thần kinh bệnh về khớp khác.

8. Chăm sóc các “phụ kiện” của mắt

Nếu bạn đeo kính hoặc kính áp tròng bạn cần vệ sinh chúng tốt và sử dụng đúng cách. Nhớ rằng kính đọc rất tinh tế và việc làm sạch chúng bằng khăn giấy hoặc giấy vệ sinh có thể làm xước bề mặt, do vậy cần thay kinh sớm. Tốt hơn là nên vệ sinh chúng bằng vải trơn. Không bao giờ đeo kính áp tròng qua đêm. Điều này làm giảm đáng kể nguy cơ biến chứng như nhiễm trùng có thể đe dọa tính mạng. Luôn rửa tay bằng xà phòng và nước khi tháo lắp mắt kính và đảm bảo mắt kính được làm sạch bằng xà phòng và nước và phơi khô thường xuyên.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật