Các món ăn có tác dụng làm thuốc chữa nôn khi có thai mẹ bầu nên biết

Dưới đây là những món ăn bổ dưỡng giúp bà bầu đối phó với triệu chứng buồn nôn trong thời kỳ thai nghén.

Nôn là hiện tượng thai nghén hay xảy ra trong 3 tháng đầu khi có thai. Nguyên nhân có thể do sự rối loạn nội tiết thể dịch, giao cảm...; hay gặp ở thai phụ chửa trứng sinh đôi hoặc do yếu tố thần kinh và tiêu hóa của từng người. Trên lâm sàng chia làm 2 loại: nhẹ và nặng. Các phương pháp của Đông y có thể điều trị chứng nôn nhẹ và thời kỳ đầu của loại nôn nặng: nôn mất nước mạch nhanh. Xin giới thiệu một số món ăn thuốc hỗ trợ trị chứng này.

Dưới đây là những món ăn bổ dưỡng giúp bà bầu đối phó với triệu chứng buồn nôn trong thời kỳ thai nghén:

Bài 1: Nước gạo nếp rang: gạo nếp 1.000g ngâm nước một ngày đêm, thay nước vài ba lần, đem vo rửa sạch, phơi nắng hoặc sấy khô, sao vàng, tán bột để sẵn. Khi dùng hòa với nước sôi, thêm chút đường cho uống. Dùng cho thai phụ bị nôn ói như trào ngược dạ dày thực quản thai nghén...

Bài 2: Cháo mạch môn: mạch môn tươi 50g, sinh địa tươi 50g gừng tươi 50g. Cả ba thứ ép lấy nước. Gạo tẻ 100g ý dĩ 50g, nấu cháo. Khi cháo gần chín cho 3 thứ nước ép trên vào khuấy đều là được. Dùng cho chị em bị nhiễm độc thai nghén nôn oẹ không ăn uống được.

Bài 3: Nước mía nóng: nước ép mía 100ml, đun cách thủy, ngày uống 3 lần. Dùng cho thai phụ nôn oẹ nôn khan dai dẳng do nhiễm độc thai nghén

Các món ăn thuốc chữa nôn hiệu quả khi có thai

Các món ăn thuốc chữa nôn hiệu quả khi có thai

Bài 4: Tô diệp ô mai chúc: tử tô diệp 15g ô mai 10g, gừng tươi 10g, trúc nhự 10g, gạo tẻ 60g. Đem các dược liệu nấu lấy nước, bỏ bã; gạo đem nấu cháo; khi cháo được cho nước thuốc vào, đun sôi. Ngày ăn 1 lần, đợt dùng 5 - 7 ngày. Dùng cho phụ nữ có thai đầy tức bụng, nôn ói đau đầu chóng mặt đắng miệng nhạt miệng khát nước đe dọa sẩy thai

Bài 5: Nước lô căn hãm đường phèn: rễ sậy (lô căn) tươi 120g đường phèn 50g. Lô căn đun cách thủy với 300ml nước, vớt bỏ bã, cho đường phèn, khuấy cho tan. Uống thay nước chè. Dùng cho bệnh nhân nôn ói do nhiễm độc thai nghén.

Bài 6: Canh bí đao hương phụ: bí đao 300 - 500g hương phụ 12g. Bí đao gọt vỏ thái lát, cùng đem nấu canh, thêm gia vị thích hợp. Cho ăn ngày 1 lần, liên tục 5 - 10 ngày. Dùng cho các trường hợp nhiễm độc thai nghén phù nề

Bài 7: Trà táo gạo rang: táo tây 30 - 60g, gạo tẻ 30g. Táo rửa sạch để nguyên vỏ, thái lát. Sao vàng cả hai thứ trên và cho vào ấm pha trà, đổ nước sôi uống thay trà. Dùng cho thai phụ bị nhiễm độc thai nghén, nôn ói.

Bài 8: yến sào đỗ trọng hấp đường: yến sào 4g, đỗ trọng 15g, đường kính liều lượng thích hợp. Yến sào được ngâm nước sôi cho mềm, cắt miếng. Tất cả cùng nấu trong 0,5 - 1 giờ, bỏ đỗ trọng, ăn yến sào và uống nước Dùng cho thai phụ ho nấc, nôn ói (có tác dụng an thai hòa vị, chỉ ẩu).

Lưu ý: Nếu thai phụ bị nôn nặng, nhiễm độc thần kinh, nhiễm độc toan do mất nước và mất điện giải nặng phải được chữa trị bằng y học hiện đại.

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật