Những món ăn cúng rằm tháng 7 quan trọng trong mâm cúng

Những món ăn cúng rằm tháng 7  dù hiện đại đến đâu thì bạn nhất định phải chuẩn bị những món ăn truyền thống sau đây để làm cơm cúng tổ tiên. Cùng xem, những món ăn đó là gì nhé!

Những món ăn cúng rằm tháng 7 quan trọng trong mâm cúng 

Dân gian có câu: "Tết quanh năm không bằng Rằm tháng 7". Dù gia đình còn nhiều thiếu thốn đến đâu, người Việt cũng cố gắng vun vén để trở về với gia đình dâng cúng tổ tiên những món truyền thống trong mâm cỗ cúng Rằm tháng 7.

Trong ngày Rằm tháng 7, hay còn gọi là Lễ xá tội vong nhân, người Việt lại làm mâm cơm để tưởng nhớ đến người thân và thiết mâm lễ cúng cho những vong hồn chưa được siêu thoát. Có hai cách làm mâm cỗ cúng Rằm tháng 7: một là các món chay; hai là mâm cơm mặn để. 

Mâm cỗ cúng rằm tháng 7 không thể thiếu như: 

1. Món gà luộc

Những món ăn cúng rằm tháng 7 không thể bỏ qua món gà luộc

Những món ăn cúng rằm tháng 7 không thể bỏ qua món gà luộc

Đây là món ăn không thể thiếu trong rất nhiều dịp cúng quan trọng. Để có một đĩa gà vàng ươm, thơm ngon, các bạn có thể tham khảo cách làm sau:

- Bắt đầu luộc gà: Không được đổ nước nóng hoặc nước sôi vào gà ngay. Nhiều người có thói quen đun nồi nước thật sôi rồi mới thả gà vào, nhưng làm vậy sẽ khiến da gà bị bong tuột, vì thế tốt nhất phải lấy nước nguội đổ vào cho ngập gà rồi mới bắt đầu luộc sẽ đẹp hơn.

- Tùy vào gà to hay nhỏ, béo hay gầy, có già không mà thời gian luộc là tương đối khác nhau. Tuy nhiên luộc nhanh trung bình thì mất khoảng 30 phút.

- Trong quá trình luộc gà tốt nhất là để lửa nhỏ, nếu nước sôi sùng sục sẽ khiến gà chín nhanh nhưng không được ngọt mềm, khi lửa quá to sẽ dễ làm phần thịt ở đùi gà co lên rất xấu và là tối kị đối với các loại gà luộc để cúng vì phải yêu cầu hình thức đẹp. Khi thấy nước sôi tầm 5 phút bạn nên vặn nhỏ lửa và đun thêm khoảng thêm 15 phút. Để gà mới có thể chín vàng đều và da vàng óng, bạn có thể dùng tăm nhỏ chọc vào phần đùi gà, nếu không thấy nước đỏ chảy ra là gà chín. Khi bắc xuống bếp vẫn nên đậy kín vung trong khoảng 20 phút.

- Sau khi gà chín, khi vớt gà ra bạn nên cho ngay vào nồi nước lạnh hoặc cho vào rổ inox rồi xối nước lạnh trực tiếp lên, sờ cho đến khi da gà nguội hẳn mới vớt hẳn ra hoặc không xối nước lên nữa nếu không da gà sẽ dễ bị thâm và khô.

- Giã nát củ nghệ rồi vắt lấy nước trộn mỡ gà dã thắng. Khi thấy gà đã ráo nước thì quét một lớp hỗn hợp này dàn đều lên phần da gà khi đã ráo nước. Đảm bảo gà luộc sẽ trông thật bóng bẩy và căng mượt nhìn thật hấp dẫn. Bây giờ bạn chỉ cần chọn đĩa phù hợp rồi bày lên.

2. Miến nấu lòng gà

 

Miến nấu lòng gà là món ăn truyền thống trong mâm cúng rằm tháng 7

 Miến nấu lòng gà là món ăn truyền thống trong mâm cúng rằm tháng 7

- Cho lòng mề gà đã ướp vào xào cùng với mộc nhĩ nấm hương cho chín. Nước dùng đun sôi, sau khi nêm nếm gia vị vừa miệng ăn thì thả miến vào trần và vớt ra bát, bày lòng gà xào lên trên cùng với hành dăm, đổ nước dùng vào bát miến. Miến nấu lòng gà nên ăn lúc nóng, để lâu sợi miến sẽ bị trương và nguội.

3. Nem rán

Sau khi chuẩn bị các nguyên liệu sau: lòng mề gà nước hầm xương gà hoặc xương lợn, mộc nhĩ, miến, nấm hương, hành khô, hành tươi rau mùi rau răm gia vị thì bạn tiến hành làm món miến nấu lòng gà như sau:

- Miến đem ngâm với nước cho nở, mộc nhĩ, nấm hương cũng ngâm nước cho nở, mộc nhĩ rửa sạch, nấm hương cắt chân.Hành, răm nhặt và rửa sạch, thái nhỏ. Mộc nhĩ, nấm hương thái chỉ. Lòng mề gà rửa sạch, thái miếng vừa ăn, ướp với 1 chút gia vị cho ngấm. Miến sau khi ngâm với nước vớt ra rửa sạch và cắt ngắn.

Nem rán dân dã nhưng rất quan trọng trong mâm cúng
 
Nem rán dân dã nhưng rất quan trọng trong mâm cúng

Đây là món ăn truyền thống và vô cùng dân giã. Tùy thuộc vào khẩu vị của bạn mà gia đình mà các bạn chọn những nguyên liệu làm nem sao cho phù hợp. Các bạn cũng có thể tham khảo cách làm và rán nem sau đây để có đĩa nem ngon mắt và giòn tan.

- Đầu tiên, thịt lợn sấn mua về băm nhỏ hành tây thái nhỏ cà rốt thái sợi hoặc thái hạt lựu thật bé mộc nhĩ nấm hương ngâm nước nóng, bỏ chân, rửa sạch lại rồi thái sợi bé. Miến ngâm nước ấm cho mềm ra rồi dùng kéo cắt nhỏ hành lá rửa sạch, thái nhỏ phần lá hành. Phần củ còn lại bạn đập dập, bằm nhỏ. Cho hành lá vào trộn cùng nguyên liệu làm nem sẽ giúp món nem ngon hơn hành tây lột vỏ, thái mỏng rồi bằm nhỏ. Củ đậu và cà rốt bào sợi rau mùi thái nhỏ. Mộc nhĩ, nấm hương ngâm nở, bằm nhỏ và miến ngâm nở, cắt ngắn.

- Trộn đều các loại nguyên liệu đã băm với gia vị hạt tiêu vừa khẩu vị, ta đã có nhân nem. Để món nem rán ngon, bạn uớp nhân nem trong vòng 5-7 phút cho ngấm đều. Đập trứng vào, trộn đều. Nhớ cho một quả trứng trước, sau khi đảo đều nhân nem, nếu thấy nhân khô có thể cho thêm quả nữa, tuy nhiên không nên cho trứng quá nhiều khiến nhân bị ướt, khó quấn thành nem.

- Bước rán nem: Sau khi gói nem, làm nóng dầu trong chảo, cho nem vào rán ngập dầu hoặc rán bằng chiều cao nửa miếng nem rồi tiến hành lật. Rán đến khi nem vàng, giòn là được.

- Món nem có ngon hay không tùy thuộc rất nhiều vào nước chấm. Cách pha nước chấm nem như sau, đầu tiên đập dập tỏi ớt cho vào bát nhỏ. Thêm lần lượt dấm nước mắm đường và nước ấm. Tùy thuộc vào khẩu vị ăn của gia đình bạn có thể điều chỉnh độ mặn, ngọt của nước chấm nem rán cho phù hợp.

4. Giò lụa

Thông thường, các bà nội trợ vẫn thường đặt giò ở cửa hàng để nhanh chóng và tiện lợi. Tuy nhiên, để an toàn và sạch sẽ, bạn cũng có thể thử cách làm như sau:

- Chuẩn bị các nguyên liệu: 500gr thịt heo xay sẵn. Thường thịt xay sẵn thường có mỡ và nạc. Không nên dùng thịt nguyên nạc khiến giò rất khô, kém độ ngon, 30gr bột năng hay bột bắp, Gia vị: 1 muỗng canh nước mắm; 1/2 muỗng cà phê bột nêm; 1/2 muỗng cà phê đường; 1 muỗng cà phê bột tiêu trắng (tiêu trắng sẽ làm giò không bị đen), 50ml nước đá lạnh (cần thật lạnh), 15g bột nở

- Thịt heo xay cho vào ngăn đá 45 phút. Qua 45 phút lấy thịt ra cho vào máy xay thịt cùng với bột bắp, bột nở, đường bột nêm tiêu trắng, nước mắm rồi ấn máy xay 15 giây.

 

Giò lụa là món ăn không thể thiếu trong mọi mâm cỗ

Giò lụa là món ăn không thể thiếu trong mọi mâm cỗ



- Sau đó cho 1 chút nước đá vào, bấm máy xay 10 giây rồi lại cho thêm 1 ít nước đá nữa. Cứ mỗi đợt máy quay 10-15 giây thì ngưng 1 chút và bấm xay tiếp cho đến khi cho hết nước lạnh và thịt heo chuyển qua máu trắng hồng rất dẻo và dính là đã đạt được yêu cầu.

- Trải 1 miếng màng bọc thực phẩm xuống bàn. Sau đó, cho 3 miếng lá chuối to lên, rồi mới lấy giò sống cho vào giữa. Để giò sống không dính tay bạn thấm vào tay 1 ít nước lạnh. Nắm hai mép lá chuối và màng bọc thực phẩm lại với nhau, sau đó gói lại (Giống như gói bánh tét).

- Gấp 1 đầu giò lại, dựng đứng cây giò lên, cắt bớt phần dư nếu lá dư nhiều. Dùng tay ấn mình giò sống rồi gấp lại. Đầu bên kia bạn cũng làm như thế. Và cột dây dọc. Bây giờ bạn lăn tròn cho đòn giò tròn tròn rồi cột dây ngang. Cho giò vào hấp 30-45 phút kể từ khi nước sôi. Khi giò chín bạn lấy ra. Lăn đòn giò lên bàn, và để ráo nước.

5. Xôi đỗ xanh

 - Chuẩn bị các nguyên liệu sau: gạo nếp cái hoa vàng 500g, đậu xanh 400g, nước cốt dừa, muối và đường.

Cách làm tiến hành như sau:

- Đỗ xanh bỏ vỏ, chọn bỏ những hạt lỗi. Cho vào ngâm nước khoảng 5 tiếng. Gạo vo sạch cho vào ngâm nước khoảng 6 – 8 tiếng. Nếu ngâm nước nóng thì nhanh hơn.

- Cho gạo, đỗ, 2 thìa cà phê muối, 2 thìa cà phê đường vào trộn đều và cho lên nồi đồ xôi. Khi sôi khoảng 10 phút bạn đảo đều lên và đun tiếp đến khi chín mềm.

- Khi sôi chín gần vớt ra thì cho 3 thìa cà phê nước cốt dừa vào và đảo đều tay rồi cho ra đĩa.

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật