Bà bầu gặp 10 dấu hiệu này, hãy chuẩn bị đi đẻ luôn và ngay
Và thắc mắc thường gặp nhất là làm thế nào để biết chính xác thời điểm lâm bồn? Thật khó để trả lời 3 câu hỏi đầu tiên bởi mỗi bà mẹ, mỗi ca sinh nở là khác nhau. Nhưng với câu hỏi thứ tư, các sản phụ có thể dựa vào 10 dấu hiệu sau để nhận biết:
Giai đoạn tiền chuyển dạ: 1 đến 4 tuần trước khi sinh
1: Bụng tụt xuống
Vài tuần trước khi bạn chuẩn bị sinh thai nhi sẽ bắt đầu đi vào khung chậu của bạn (đối với những chị em lần đầu làm mẹ trong các lần mang thai tiếp theo, cảm giác 'nhẹ bẫng' này không thường xảy ra cho tới khi bạn thực sự chuyển dạ). Đây là vị trí để em bé sẵn sàng chào đời với tư thế đầu cúi thấp. Bạn sẽ cảm thấy cơ thể nặng nề, di chuyển khó khăn hơn bao giờ hết khi tới thời điểm này và bạn cũng sẽ thường xuyên sử dụng nhà vệ sinh hơn hẳn so với 3 tháng đầu trong thai kỳ bởi vì đầu em bé đang tạo lực ép xuống bàng quang của bạn. Nhưng tin tốt là bạn có thể hít thở dễ dàng hơn bởi vì thai nhi đã rời khỏi khu vực gần phổi.
2. Cổ tử cung mở rộng
Cổ tử cung cũng sẵn sàng cho việc em bé chào đời: Nó bắt đầu mở rộng và mỏng dần đi vào những ngày hoặc tuần trước khi bạn chính thức lâm bồn. Trong các đợt thăm khám hàng tuần, bác sĩ có thể đo và theo dõi độ mở cũng như bề dày của cổ tử cung thông qua một xét nghiệm bên trong. Nhưng mỗi sản phụ, tiến trình chuyển dạ khác nhau nên trong trường hợp cổ tử cung của bạn mở chậm hoặc chưa mở chút nào, bạn cũng không nên quá lo lắng
Càng gần đến ngày sinh thì bạn sẽ càng cảm thấy bụng tụt xuống và nặng nề hơn
3. Bạn cảm thấy đau, nhức nhiều hơn, nhất là ở lưng
Nếu đây không phải lần mang thai đầu tiên, bạn có thể sẽ cảm thấy đau đớn hơn, nhức nhối hơn ở cửa mình, lưng gần với thắt lưng khi gần tới thời điểm sinh nở. Các cơ và khớp nối phải căng ra và vận động nhằm chuẩn bị cho em bé chào đời.
4. Dây chằng có cảm giác lỏng lẻo hơn
Trong suốt thai kỳ, hoóc-môn relaxin khiến cho tất cả các dây chằng mềm hơn và lỏng hơn (nó cũng chính là 'thủ phạm' khiến bạn thấy mình trở nên vô cùng vụng về, lóng ngóng trong 3 tháng cuối thai kỳ). Trước khi bạn chuyển dạ thực sự, bạn có thể sẽ cảm thấy mọi dây chằng trên cơ thể đều lỏng hơn. Hãy thư giãn – đó là cách tự nhiên để cổ tử cung mở rộng cho thiên thần nhỏ của bạn đến với thế giới này.
5. Bạn có thể bị tiêu chảy
Giống như các cơ trong tử cung đang thả lỏng để chuẩn bị đưa em bé ra ngoài, các cơ khác trên cơ thể bạn cũng vậy, bao gồm cả bộ phận trực tràng Điều đó dẫn tới các chuyển động thường xuyên của ruột, khiến bạn đi đại tiện nhiều hơn. Mặc dù rất khó chịu nhưng hiện tượng này là bình thường. Bạn nhớ uống đủ nước và ghi nhớ rằng đó là một dấu hiệu tốt.
Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có dấu hiệu nghi chuyển dạ hoặc bất thường
6. Bạn không tăng (hoặc giảm) cân nữa
Tốc độ tăng cân sẽ chững lại ở cuối thai kỳ. Một số sản phụ thậm chí còn giảm cân Điều này hoàn toàn bình thường và không ảnh hưởng tới cân nặng của em bé. Trong bụng mẹ, bé vẫn tiếp tục tăng cân Nhưng bạn thì lại giảm cân vì lượng nước ối giảm, bạn đi vệ sinh nhiều lần hơn và có thể cả số lượng hoạt động của bạn cũng tăng lên.
7. Bạn cảm thấy càng lúc càng mệt hoặc bị thôi thúc bởi mong muốn dọn dẹp mọi thứ
Bạn có thể thấy như đây là 3 tháng đầu chứ không phải 3 tháng cuối thai kỳ. Giữa hoạt động tích cực của bàng quang và cảm giác kiệt sức đôi khi bạn ngỡ như mình đang đi ngược lại về thời điểm mới mang thai Bụng bầu giờ đã rất lớn, cộng thêm bàng quang luôn ấm ách khiến việc ngủ trở nên khó khăn hơn vào những ngày/tuần cuối thai kỳ. Hãy xếp thành chồng những chiếc gối êm và chợp mắt bất cứ lúc nào có thể trong ngày.
Ngược lại, một số mẹ lại rơi vào trạng thái dồi dào năng lượng và luôn muốn dọn dẹp, lau chùi mọi thứ trong tầm mắt. Điều này hoàn toàn chấp nhận được, chỉ cần bạn không làm việc quá sức.
Giai đoạn chuyển dạ sớm: Vài giờ trước khi sinh
8. Dịch tiết âm đạo chuyển màu và độ đặc dính
Vào những ngày cuối trước khi bạn chính thức lâm bồn, bạn sẽ để ích thấy dịch tiết âm đạo tăng lên và/hoặc dày hơn. Bạn cũng có thể phát hiện việc nút nhày cổ tử cung – màng nhầy ngăn âm đạo với thế giới bên ngoài – bị bong ra. Nó có thể xuất hiện dưới dạng một khối lớn có dính ít máu hoặc nhiều mảnh nhỏ mặc dù bạn có thể chẳng mấy khi biết. Chất dịch dày và có màu phớt hồng này còn gọi là 'máu báo' – một dấu hiệu tốt cho thấy bạn đã sẵn sàng lên bàn đẻ (dù rằng ca sinh nở thực sự có thể còn cách tới vài ba ngày nếu bạn chưa xuất hiện các cơn gò hoặc cổ tử cung mở từ 3-4cm).
Dấu hiệu lâm bồn
9. Bạn cảm thấy nhiều cơn co thắt hơn, cả về tần suất và cường độ
Những cơn đau co thắt sẽ xuất hiện ngày càng nhiều để báo hiệu em bé sắp chào đời
Các cơn co thắt là dấu hiệu sớm của chuyển dạ tích cực – trừ khi không phải loại đó. Trên thực tế, bạn có thể trải qua cảm giác những cơn gò Braxton-Hicks từ nhiều tuần hoặc thậm chí cả tháng trước khi sinh. Bạn sẽ nhận thấy hơi nhói lên khi những khối cơ trong tử cung co lại để chuẩn bị cho việc đẩy em bé ra. Làm thế nào để phân biệt cơn co thắt giả và thật?
Hãy xem xét những dấu hiệu của các cơn co báo hiệu sắp sinh thực sự:
- Nếu bạn vẫn sinh hoạt bình thường, các cơn co mạnh hơn thay vì giảm bớt.
- Nếu bạn thay đổi tư thế, các cơ co vẫn không biến mất.
- Cảm giác đau đớn do cơn gò bắt đầu từ phần lưng dưới và di chuyển tới bụng dưới, có thể cả xuống chân.
- Các cơn co tiếp diễn. Chúng xuất hiện dày hơn và gây đau đớn hơn, đôi khi tạo nên một nhịp đều đặn.
10. Vỡ ối
Đây thực sự là một trong những dấu hiệu cuối cùng của việc đã sẵn sàng sinh hạ một em bé mà phần lớn sản phụ để ý thấy. Nó xảy ra trong chưa đầy 15% ca sinh nở. Vì vậy, đừng xem nó như là dấu hiệu lâm bồn duy nhất của bạn.
Có nên gọi bác sĩ hay không?
Vào cuối thai kỳ, bạn có thường được bác sĩ dặn rằng: 'Hãy gọi ngay cho tôi nếu các cơn co xảy ra liên tiếp, cách nhau khoảng 5 phút, trong ít nhất 1 giờ'. Sự thực là các cơn co không phải chính xác đều diễn ra như vậy. Có điều, nếu chúng xuất hiện với mức độ dày đặc hơn, đã tới lúc đi khám. Đừng thấy ngại nếu bạn phải gọi điện xin tư vấn từ bác sĩ ngoài giờ hành chính.
Bạn phải thực sự gọi điện cho bác sĩ trong các trường hợp sau:
- Bạn bị chảy máu hoặc dịch âm đạo có màu đỏ tươi (chứ không phải màu nâu hay hồng).
- Bạn bị vỡ ối, đặc biệt khi nước ối có màu xanh lá cây hoặc nâu. Đây có thể là dấu hiệu của phân xu trong nước ối. Nếu em bé hít phải hoặc nuốt phải trong quá trình sinh nở, bé có thể gặp nguy hiểm.
- Bạn thấy thị lực giảm, mắt mờ, đầu đau hoặc cảm giác sưng tê bất thường. Đây đều có thể là dấu hiệu của tiền sản giật – hội chứng rất nguy hiểm trong các ca sinh nở
- 3 đặc điểm xuất hiện khi bé chào đời chứng tỏ con phát... (Thứ bảy, 09:33:01 08/05/2021)
- Con mới sinh hễ bú no là trớ sạch, mẹ khóc lóc cầu cứu bác... (Chủ nhật, 13:22:09 21/03/2021)
- Trong thai kỳ có 3 mốc phát triển trí não thai nhi đỉnh cao, mẹ... (Thứ Ba, 13:39:04 16/03/2021)
- 6 loại rau bổ huyết, làm sạch tử cung: Bà đẻ ăn nhiều để... (Thứ tư, 13:35:02 10/03/2021)
- Những trường hợp mẹ bầu bắt buộc phải sinh mổ, cố sinh... (Thứ bảy, 15:20:06 10/10/2020)
- ThS Nguyễn Kiên Cường: Không sinh mổ liên tiếp sớm hơn 2 năm (Thứ năm, 11:35:07 28/02/2019)
- 5 bí mật bất ngờ về các cặp sinh đôi mà ít người biết (Thứ Hai, 13:37:01 25/02/2019)
- Mách nhỏ 20 điều bạn học được khi làm mẹ lần đầu tiên (Thứ sáu, 10:50:03 22/02/2019)
- Lưu ý vài điểm để phục hồi sức khỏe sau sinh mổ nhanh chóng (Thứ tư, 16:00:08 20/02/2019)
- Sau đẻ có nên nằm than để lấy lại vóc dáng hay không? (Thứ Ba, 13:55:02 19/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:02 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:00 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:02 12/02/2023