Chứng co cơ khi mang thai và những điều các chị em cần phải biết
Co cứng cơ hay chuột rút (vọp bẻ) là biểu hiện thường gặp khi mang thai Tình trạng này có thể xảy ra trong mọi thời điểm của thai kỳ nhưng thường gặp vào các tháng cuối.
Đây là tình trạng cơ bắp bị co cứng đột ngột và tự phát trong một thời gian, sau đó cơ sẽ tự trở về trạng thái thư giãn bình thường. Khác với thông thường, cơ bắp phải co - dãn theo ý muốn và vận động của chúng ta.
Ở người bình thường, co cứng cơ xảy ra khi cơ rơi vào tình trạng làm việc quá mức hay bị kích thích đột ngột và quá mức, ví dụ như xảy ra ở vận động viên sau vận động kéo dài hay có cường độ cao, xảy ra ở người đang bơi lội mà không có quá trình khởi động hiệu quả trước đó. Nguyên nhân của chứng co cứng cơ thường do sự rối loạn về điện giải như: các rối loạn cân bằng muối mước, rối loạn cân bằng natri kali can xi…
Khi mang thai đặc biệt ở những tháng đầu, do tình trạng ốm nghén thai phụ có thể bị nôn ăn uống kém, sụt cân … dẫn đến mất nước rối loạn cân bằng nước điện giải. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến chứng co cứng cơ. Ở những tháng cuối, do yêu cầu sử dụng canxi cho thai nhi ngày càng cao, sẽ có sự thay đổi cân bằng canxi và thay đổi về khuynh hướng thu nhận và thải trừ canxi cho phù hợp với nhu cầu cơ thể… tình trạng rối loạn cân bằng điện giải đặc biệt là canxi có thể xảy ra và thường biểu hiện bằng tình trạng co cứng cơ.
Đặc biệt ở tháng cuối, trong một số trường hợp, cần phân biệt tình trạng co cứng cơ với những triệu chứng báo động của co giật do sản giật Co cứng cơ thường xảy ra vùng cơ bắp chân, thai phụ hoàn toàn tỉnh táo và có cảm giác đau vùng bị co cứng; trong khi ở sản giật, thai phụ có thể có tăng huyết áp trước đó, người bị phù nhiều, ngay trước khi có cơn giật thường rất nhức đầu sau đó có co cơ (thường ở vùng mặt lẫn vùng chi), mất tri giác lúc có co cơ, sau đó tỉnh lại chậm hay lại tiếp tục có cơn giật mới. Sản giật là tình trạng cấp cứu, cần đưa ngay đến cơ sở y tế; trong lúc vận chuyển cần lưu ý quan tâm đường thở của bệnh nhân cũng như tránh việc co giật cơ cắn có thể làm đứt lưỡi.
Điều trị tức thời tình trạng co cứng cơ ở thai phụ cũng giống như ở những người bình thường là kéo dãn cơ theo chiều ngược lại và xoa bóp; thậm chí không cần làm gì cơ cũng có thể tự động trả lại tư thế bình thường nhưng đòi hỏi thời gian và thai phụ sẽ chịu đau trong thời gian chờ đợi. Điều trị dự phòng được khuyên sử dụng thêm magie trong tháng cuối (do bác sĩ chuyên khoa kê đơn và theo dõi). Chế độ ăn đầy đủ các chất khoáng ăn nhiều rau xanh, bổ sung canxi đều đặn trong khi mang thai sẽ làm giảm phần nào các rối loạn điện giải và ngăn ngừa co cứng cơ.
- Đạp xe nhiều có ảnh hưởng đến “con giống” của quý ông? (Thứ sáu, 21:30:00 09/04/2021)
- "Đối tác" bỗng chán "chuyện ấy", coi chừng do... (Chủ nhật, 16:29:06 04/04/2021)
- Một tháng có kinh nguyệt 3 lần, cô gái choáng váng khi được... (Thứ sáu, 20:24:03 26/03/2021)
- Cô gái 26 tuổi chưa chồng bị ung thư cổ tử cung vì hệ lụy... (Chủ nhật, 21:25:05 21/03/2021)
- 4 thói quen xấu khi mặc đồ lót của chị em phụ nữ sinh ra... (Thứ bảy, 20:51:08 20/02/2021)
- Tại sao "quý ông" không nên ăn tỏi sống? Những đối... (Thứ sáu, 21:35:00 19/02/2021)
- 4 việc mà nữ giới cần làm ngay khi còn trẻ nếu không muốn ung... (Thứ sáu, 13:22:09 22/01/2021)
- 5 dấu hiệu cho thấy “cậu nhỏ” của bạn đang nguy kịch,... (Thứ năm, 17:05:06 07/01/2021)
- 4 thói quen xấu đang từng bước làm phái nữ tiến gần hơn tới... (Thứ tư, 13:12:05 30/12/2020)
- Phụ nữ có 3 đặc điểm này là người có khả năng sinh sản... (Thứ Hai, 20:48:04 30/11/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:08 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:07 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:05 12/02/2023