Những lưu ý cho bà bầu khi tập thể dục các chị em cần phải biết

Mang thai không phải là khoảng thời gian để bạn cố gắng giảm cân hoặc bắt đầu một lịch trình vận động mạnh mẽ, nhưng nếu như bạn không phải là người nằm trong danh sách có thể gặp rủi ro cao, thì bạn hoàn toàn có thể theo đuổi chế độ tập luyện từ cấp độ nhẹ đến vừa phải.

Bắt đầu một cách chậm rãi và khôn ngoan

Nếu trước khi mang thai bạn ít tập thể dục thì bây giờ chỉ nên bắt đầu luyện tập 10 phút/lần và cứ thế, cho đến khi hoàn thành 30 phút/ngày và các ngày trong tuần. Mẹ bầu không nên cố tập luyện đến mức kiệt sức hay đốt cháy quá nhiều năng lượng

Hãy ăn uống một cách điều độ và uống đủ nước mang thai đồng nghĩa với việc bạn cần thêm gần 300 calo/ngày, phụ thuộc vào cân nặng khi bạn mang thai

Luôn luôn thoải mái khi tập luyện: Mẹ bầu nên đội mũ chống nắng và quần áo mặc rộng rãi trong thời tiết nóng ẩm. Luôn có một bình nước bên cạnh để bổ sung lượng nước đã mất. Nếu như bạn tập luyện ngoài trời, cần thoa kem chống nắngmang thai khiến cho da bạn trở nên nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời

Tập luyện an toàn

Nếu như bạn đang mang thai và bắt đầu tập luyện, thì cần xem xét những yếu tố sau:

Đi bộ: Việc này được các bà mẹ ưu tiên bởi vì tính an toàn và dễ dàng của nó, cũng như tác dụng cải thiện hệ tim mạch. Đây chính là cách hoàn hảo để bắt đầu nếu bạn chưa từng tập luyện trước khi bước vào thai kỳ

Các lớp học aerobic nhẹ nhàng: Nên xem xét một lớp nào đó dành riêng cho bà mẹ đang mang thai

Bơi lội: Đây là một hình thức rất tốt để tập luyện bởi vì toàn bộ cơ thể của bạn sẽ được vận động, thêm vào đó, nước sẽ giúp cho bạn cảm thấy nhẹ nhàng hơn giữ được vóc dáng cho bạn dù đang mang bầu.

Yoga: Cách này giúp mẹ bầu giảm căng thẳng và khiến cơ thể trở nên mềm dẻo, khỏe mạnh hơn.

Những hoạt động cần tránh

Thể thao rủi ro cao như môn lặn và các hoạt động mạnh mẽ như cưỡi ngựa, trượt tuyết, lướt ván nước đều không được khuyến khích khi bạn mang bầu.

Các hình thức tập luyện khác như đạp xe thì nên chú ý hơn hoặc dừng lại cho tới khi bạn sinh nở xong. Trong khi những người yêu thích môn này thì không tán thành, một số chuyên gia lại cho rằng việc đạp xe trong tháng quý thứ 2 hoặc 3 của thai kỳ sẽ gây nguy hiểm bởi vì bạn sẽ khó giữ thăng bằng và có thể bị ngã trong khi tập luyện.

Mang bầu không phải là lúc để bắt đầu tập chạy, mặc dù cũng có thể chấp nhận được nếu bạn đi bộ thường xuyên trước đó. Bạn có thể cần điều chỉnh lịch chạy bộ trong khi mang bầu, mặc dù thế, cần trao đổi thêm với bác sĩ tư vấn sức khỏe khi cần thiết.

Giảm cân và các bài tập có động tác một chỗ lâu cũng có thể giảm lương máu cung cấp cho thai nhi Cố gắng giữ chuyển động bằng cách thay đổi vị trí hoặc bước lên bước xuống một cách nhịp nhàng.

Dấu hiệu cảnh báo

Nếu khi bạn có dấu hiệu thở ngắn hay gấp gáp trước khi tập thì nên cân nhắc khi bắt đầu tập luyện. Và nếu như bạn có bất cứ những dấu hiệu nào dưới đây trong khi đang tập luyên, hãy dừng lại ngay lập tức và liên lạc với bác sĩ nếu như dấu hiệu không được giải quyết dứt điểm:

- Chóng mặt hoặc cảm thấy uể oải

- Cơ bị yếu đi

- Đau đầu

- Đau ngực

- Bắp chân bị đau hoặc sưng phồng lên

- Chảy máu âm đạo

- Co rút (hoạt động trước kỳ)

- Chảy dịch âm đạo

- thai nhi đạp yếu đi

- tim đập nhanh trong khi đang nghỉ ngơi.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật