Tam cá nguyệt là gì? Những lưu ý cần thiết các mẹ bầu cần phải biết

Với các mẹ mang thai lần đầu, khái niệm tam cá nguyệt là gì nghe có vẻ khó hiểu nhưng rồi bạn sẽ làm quen với nó thường xuyên thôi.

Giải thích khái niệm tam cá nguyệt

Dân gian thường gọi quãng thời gian mang thai của bà bầu là "mang nặng đẻ đau 9 tháng 10 ngày". Còn sản khoa hiện đại ngày nay lại chia thai kỳ của mẹ bầu thành 3 giai đoạn và từ đó xuất phát khái niệm tam cá nguyệt.

- Tam cá nguyệt thứ nhất hay còn gọi là 3 tháng đầu thai kỳ: Bắt đầu từ ngày đầu của kỳ kinh cuối cho đến hết tuần thứ 13.

- Tam cá nguyệt thứ hai hay còn gọi là 3 tháng giữa: Bắt đầu từ tuần thứ 14 đến tuần 27 của thai kỳ

.- tam cá nguyệt thứ ba hay còn gọi là 3 tháng cuối: Bắt đầu từ tuần thứ 28 đến tuần 40 (hoặc kết thúc khi mẹ bầu có dấu hiệu chuyển dạ sinh nở)

Như vậy mỗi tam cá nguyệt thường kéo dài trong 3 tháng, tương ứng với 13 tuần và cộng thêm 1 tuần vào tam cá nguyệt cuối cùng. Khi hiểu rõ được cách phân chia các giai đoạn thai kỳ này, chị em bầu bí sẽ dễ dàng theo dõi được tình trạng sức khỏe của mẹ và bé cụ thể là những lưu ý về tình trạng phát triển của thai nhi các mốc khám thai cần thiết chế độ dinh dưỡng sinh hoạt hàng ngày.

Với cách giải thích trên chắc chắn mẹ bầu nào thắc mắc tam cá nguyệt là gì sẽ không còn gặp khó khăn khi tham khảo các tài liệu sách báo, thông tin về mang thai khi nhắc đến tam cá nguyệt nữa rồi.

Những lưu ý cần thiết cho mẹ bầu trong từng tam cá nguyệt

Tam cá nguyệt đầu tiên – Mẹ và bé cùng khởi động

Những gì là đầu tiên luôn khiến người ta thấy ấn tượng với cảm xúc bồi hồi và khó quên. Dù là bạn mang thai và trải nghiệm sinh nở đi chăng nữa thì giai đoạn đầu tiên khi biết mình làm mẹ vẫn là điều tuyệt vời nhất.

Ở giai đoạn 3 tháng đầu mang thai đặc biệt là trong 4-7 tuần đầu tiên, mẹ bầu sẽ có buổi đi khám thai đầu tiên để bác sĩ chuyên khoa sản xác định về việc bạn dã chắc chắn mang thai thai đã làm tổ trong buồng tử cung Điều này sẽ được tiến hành bằng phương pháp siêu âm đầu dò âm đạo hoặc siêu âm vùng bụng. Tiếp theo mẹ sẽ được kiểm tra cân nặng huyết áp và được bác sĩ tư vấn những lời khuyên cụ thể về chế độ dinh dưỡng bổ sung vitamin hoặc khuyến cáo trong việc sinh hoạt hàng ngày. 

Bước sang tuần thứ 10-12 của tam cá nguyệt thứ nhất, mẹ bầu nhất thiết thực hiện việc siêu âm đo độ mờ da gáy để phát hiện sớm nguy cơ mắc Hội chứng Down cho bé yêu Nếu để quá muộn và thực hiện việc này sau 13 tuần, tính chính xác của kết quả sẽ không còn. Ngoài ra, mẹ bầu cũng được bác sĩ cho biết ngày dự kiến sinh (dự đoán ngày bé sẽ ra đời gặp mẹ) dựa vào ngày đầu của kỳ kinh cuối hoặc thông qua các chỉ số siêu âm để ước đoán tuổi thai.Một số chị em sẽ trải qua cảm giác ốm nghén (triệu chứng buồn nôn và nôn, kém ăn, sợ mùi) vô cùng mệt mỏi nhưng một số khác thì hoàn toàn không có biểu hiện này. Tuy nhiên, đa phần thai phụ ốm nghén đều sẽ ổn định sức khỏe sau khi bước sang tuần 11-12 của thai kỳ.

Tam cá nguyệt thứ hai – Sức khỏe ổn định

Tạm biệt sự khó chịu của những cơn ốm nghén và cảm xúc bỡ ngỡ khi trở thành một mẹ bầu. Giờ đây bạn đã khỏe khoắn hơn và bắt đầu làm quen với việc có một sinh linh bé nhỏ trong cơ thể mình.

Chiếc bụng bầu sẽ mỗi ngày một lớn hơn nên dù bạn không muốn nói với cả thế giới rằng "Tôi là một bà bầu chính hiệu" thì ai cũng biết rõ ràng điều đó. Ngược lại với tam cá nguyệt thứ nhất thì đây là thời điểm để mẹ bầu bổ sung dinh dưỡng một cách tích cực để đảm bảo thai nhi được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai kỳ như protein axit folic canxi sắt thực phẩm giàu chất xơ và uống đủ nước để đảm bảo đủ ối của bé yêu.

Tam cá nguyệt thứ ba – Chặng đường về đích

Sau bao ngày mong ngóng cũng đến thời điểm mẹ và bé sắp sửa gặp nhau. Bước vào tháng thứ 7 của thai kỳ chị em bầu bí nên chuẩn bị sẵn sàng các đồ dùng cần thiết cho việc đi sinh bao gồm: chọn bệnh viện sinh con mua đồ dùng cho mẹ và bé sơ sinh luyện tập cách hít thở chuyển dạ và chăm sóc mẹ thời kỳ hậu sản cũng như cách chăm con sơ sinh. Tháng cuối cùng mang bầu (tuần 37-40) nhiều chị em sẽ cảm thấy nặng nề, khó chịu vì cảm giác mệt mỏi, kết hợp với sự nôn nóng mong gặp con. Tuy nhiên, bạn cần giữ tinh thần thoải mái hơn và nghỉ ngơi nhiều ; khi có dấu hiệu chuyển dạ thì cần nhập viện chuẩn bị sinh.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật