Những biểu hiện và cách phòng tránh thuốc trừ sâu hiệu quả

Ngoài các ca ngộ độc cấp thuốc trừ sâu được đưa vào bệnh viện có chẩn đoán rõ ràng, còn số lượng những người bị ảnh hưởng nhẹ hơn hoặc mạn tính thông qua con đường ăn uống hàng ngày những loại rau củ quả bị nhiễm thuốc trừ sâu là bao nhiêu? Câu trả lời có thể là rất lớn!

Trong nông nghiệp, việc sử dụng các hóa chất trừ sâu, diệt cỏ là cần thiết nhằm bảo vệ mùa màng, tăng năng suất cây trồng. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc trừ sâu đang được dùng trong nông nghiệp như nhóm thuốc trừ sâu phospho hữu cơ, nhóm thuốc trừ sâu clo hữu cơ, nhóm thuốc trừ sâu loại carbamat, nhóm thuốc trừ sâu pyrethroid, các nhóm thuốc trừ sâu khác như nereistoxin, parathion... Nhiều loại trong số này trên thế giới hiện nay đã cấm dùng do quá nguy hiểm tới sức khỏe con người, ảnh hưởng tới môi trường nhưng ở nước ta vẫn được lén lút sử dụng.

Tại sao ngộ độc?

Nguyên nhân của ngộ độc thuốc trừ sâu chủ yếu là do tự tử (khoảng 95%). Số còn lại là do ăn phải rau quả có hàm lượng thuốc tồn dư quá lớn (do rau quả vừa được phun thuốc xong đã được thu hoạch ngay), do uống nhầm, bị đầu độc... Cá biệt cũng có trường hợp ngộ độc cấp do tiếp xúc trực tiếp khi người lao động phun thuốc trừ sâu mà không đảm bảo các qui định về an toàn lao động.

Điều đáng lưu ý là những trường hợp ngộ độc cấp do ăn uống, do công tác bảo hộ lao động kém đều chưa có thống kê đầy đủ vì triệu chứng nhẹ dễ bị bỏ qua hoặc bị nhầm với các loại bệnh lý khác. Dần dần, có thể với một lượng thuốc trừ sâu tuy nhỏ nhưng vào cơ thể từ từ, liên tục trong một thời gian dài sẽ gây ngộ độc mạn hoặc những hệ lụy tệ hơn cho cơ thể. Ngộ độc cấp nặng có thể chỉ ảnh hưởng đến một số ít người “chán sống” nhưng ngộ độc mạn thì có thể ảnh hưởng đến toàn xã hội!

Những biểu hiện muôn hình vạn trạng khi bị ngộ độc

Biểu hiện của ngộ độc thuốc trừ sâu rất phong phú và đa dạng. Các biểu hiện này phụ thuộc liều lượng, thời gian thuốc vào cơ thể, phụ thuộc chủng loại thuốc, độc tính của thuốc với con người mạnh hay yếu. Các triệu chứng thường xuất hiện nhanh 10 - 20 phút sau khi bị nhiễm độc qua đường tiêu hóa.

Biểu hiện của nhóm thuốc trừ sâu loại phospho hữu cơ chủ yếu là các triệu chứng  thích hệ thần kinh phó giao cảm, gây co đồng tử (có khi co nhỏ như đầu đinh), tăng tiết (vã mồ hôi nhiều nước bọt), tăng co bóp ruột: đau bụng nôn mửa co thắt phế quản: tím tái phù phổi có thể liệt hô hấp tụt huyết áp giật cơ co cơ rối loạn phối hợp vận động, hoa mắt chóng mặt run, nói khó, nhìn lóa, nặng thì hôn mê Các biểu hiện ngộ độc cấp thuốc trừ sâu loại carbamat tương tự như ngộ độc phospho hữu cơ nhưng mức độ nhẹ hơn.

Ngộ độc thuốc trừ sâu loại clo hữu cơ thường có đau bụng nôn mửa co giật liệt cơ hô hấp ngộ độc thuốc trừ sâu loại pyrethroid cũng có các biểu hiện về đường tiêu hóa (nếu ngộ độc qua đường tiêu hóa) và các biểu hiện thần kinh như đau đầu co giật hôn mê nếu ngộ độc nặng.

Ngộ độc nereistoxin có triệu chứng rất nặng nề về đường tiêu hoá: đau bụng, nôn tiêu chảy có thể nôn ra máu và tiêu ra máu dữ dội dẫn đến truỵ mạch, tụt huyết áp (sốc giảm thể tích) tim mạch: tụt huyết áp: thường sớm và nặng nề do phối hợp cả giảm thể tích tuần hoàn, giãn mạch và nhiễm toan Có thể thấy rối loạn nhịp tim (nhịp nhanh xoang rung thất xoắn đỉnh) suy tim phù phổi cấp, hô hấp: tình trạng nhiễm toan thở nhanh sâu suy hô hấp liệt cơ, sặc phổi, thần kinh: co giật giống kiểu động kinh, sau đó là liệt cơ, hôn mê.

Tuy nhiên, các biểu hiện nói trên có thể không điển hình ở những thể ngộ độc cấp nhẹ hoặc ngộ độc mạn tính: người bệnh chỉ thấy mệt mỏi đau đầu giảm trí nhớ mất tập trung ăn uống kém mất ngủ và dễ bị quy cho là suy nhược cơ thể trầm cảm

Tránh ngộ độc thuốc trừ sâu thế nào?

Ngộ độc thuốc trừ sâu cấp và mạn hoàn toàn có thể phòng tránh được bằng các biện pháp như tuyên truyền giáo dục cho mọi người, nhất là bà con nông dân, những người thường xuyên phải sử dụng thuốc trừ sâu về độc tính của thuốc và các biểu hiện của ngộ độc thuốc. Hướng dẫn cho bà con biết về thời gian thu hoạch rau quả an toàn sau khi phun thuốc. Giải quyết tốt các nguyên nhân dẫn đến bệnh nhân tự tử bằng thuốc trừ sâu, đặc biệt là các liệu pháp điều trị tâm lý cho bệnh nhân (ngộ độc do uống thuốc trừ sâu tự tử) sau khi xuất viện, tái hòa nhập cộng đồng.

Thêm nữa, cũng phải kể đến các biện pháp thuộc về các cơ quan chức năng như tăng cường quản lý các hóa chất trừ sâu, kiểm tra, kiểm soát thường xuyên để các loại rau quả thực phẩm còn tồn dư lượng thuốc trừ sâu không được đưa ra thị trường. Xử phạt thật nghiêm những cá nhân, tập thể vì lợi nhuận mà vi phạm các qui định về vệ sinh an toàn thực phẩm

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật