Dấu hiệu cần đi khám thai trong suốt quá trình mang thai
Buồn nôn, nôn: buồn nôn và nôn khi mang thai ảnh hưởng tới 90% phụ nữ Các triệu chứng thường nặng hơn vào buổi sáng, chiều tối buồn nôn và nôn thường bắt đầu khoảng tuần thai thứ 8 hoặc thứ 9 và giảm dần sau 12-14 tuần. Tuy nhiên, trong 10% thai phụ, triệu chứng có thể tiếp tục sau 20 tuần và thậm chí cho đến khi sinh.
Để khắc phục, thai phụ hãy thay đổi cách nấu nướng, tránh những thức ăn hoặc mùi làm bạn khó chịu. Bạn đừng để mình đói, cũng đừng ăn quá no. Nếu hay nôn vào buổi sáng, khi thức giấc bạn đừng vội trở dậy. Hãy nằm nghỉ ngơi trên giường, ăn nhẹ và tránh lo lắng. Đối với trường hợp nôn nghén nhiều, kéo dài khiến giảm cân so với trước khi mang thai mất nước và mất cân bằng điện giải và thường đòi hỏi phải nhập viện để bù nước đường tĩnh mạch
Khó ngủ: Khó ngủ mất ngủ là vấn đề thường gặp ở phụ nữ mang thai nhất là những người đang ở vào giai đoạn cuối thai kỳ Khó ngủ mất ngủ không gây nguy hiểm cho mẹ và sự phát triển của thai nhi nhưng nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên sẽ làm cho các thai phụ cảm thấy rất mệt mỏi và khó chịu. Để khắc phục tình trạng trên thai phụ nên tập thể dục hoạt động nhiều vào ban ngày, buổi tối nên để cho tâm trí được nghỉ ngơi, đừng lo lắng. Phòng ngủ thoáng khí giúp bạn dễ ngủ hơn. Hãy chọn tư thế ngủ phù hợp. Nếu mệt mỏi mà không ngủ được, bạn hãy nằm thư giãn.
Tiết dịch âm đạo nhiều: Khi mang thai do ảnh hưởng của nội tiết tố tăng tiết dịch âm đạo sẽ nhiều hơn khi không có thai. Giữ vùng sinh dục khô ráo, nên mặc quần áo lót bằng vải bông, mặc quần rộng cho thoáng khí. Nếu âm đạo tiết dịch nhiều, bạn hãy lót vải thấm hoặc băng vệ sinh mỏng. Sau khi đi vệ sinh, lau rửa từ phía trước ra phía sau. Nếu dịch âm đạo hôi, có màu vàng, hồng, nâu, bạn nên đi khám để được điều trị ngay.
Khó tiêu, đầy hơi: Do khi mang thai hormon đặc biệt là progesterone - một loại hormon giúp cơ thể thư giãn - góp phần làm quá trình tiêu hóa bị chậm lại. Hormon progesteron tăng cũng làm giảm sự vận động của các van nối thực quản với dạ dày làm cho thức ăn và axit dịch vị từ dạ dày trào ngược lên thực quản gây cảm giác khó chịu: ợ hơi cháy họng, trào ngược…
Hơn thế nữa việc có ít không gian trong bụng cũng như sự phát triển của thai nhi có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa Vì vậy, thai phụ nên ăn các thức ăn có nhiều chất xơ như rau hoa quả tránh chất cay, đồ hộp rượu thức uống có gas, bạn nên ăn chậm, nhai kỹ. Sau khi ăn đừng nằm xuống ngay. Nên vận động nhẹ nhàng. Khi ngủ, hãy lấy gối kê cao đầu và ngực.
- Mẹ bầu cho con nghe nhạc là tốt nhưng mắc 4 sai lầm này thì... (Thứ bảy, 13:13:07 16/01/2021)
- ThS Vũ Thị Tuyết Mai: Những xét nghiệm làm tới trước khi sinh (Thứ năm, 10:15:08 21/02/2019)
- Có nên xoa bụng bầu thường xuyên hay không? (Thứ tư, 16:15:04 20/02/2019)
- Lưu ý khi mẹ bầu làm việc với máy tính tránh ảnh hưởng thai... (Thứ năm, 03:35:06 14/02/2019)
- Chửa ngực sẽ nhiều sữa: Bạn đã hoàn toàn nhầm to rồi đấy! (Thứ tư, 08:30:02 13/02/2019)
- Năm mới, khi gặp bà bầu tuyệt đối đừng nói 5 câu này! (Thứ Ba, 09:28:01 05/02/2019)
- Cách chăm sóc mẹ bầu sau khi thụ tinh ống nghiệm nên biết (Thứ sáu, 09:30:05 01/02/2019)
- Những "trợ thủ" đắc lực của mẹ bầu không thể... (Thứ năm, 08:20:06 31/01/2019)
- Những việc bà bầu nên làm để thai kỳ được khỏe mạnh, an... (Thứ sáu, 08:00:05 25/01/2019)
- Thai giáo bằng khứu giác cho thai nhi như thế nào? (Thứ bảy, 16:11:12 12/01/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:05 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:08 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:02 12/02/2023