Tăng đề kháng cho bà bầu hiệu quả qua các thời kỳ thai kỳ

Để mẹ tròn con vuông, trong suốt thai kỳ, bà bầu cần phải tăng cường sức đề kháng giúp cơ thể miễn nhiễm một số bệnh.

Giai đoạn đầu thai kỳ

Ba tháng đầu được tính từ ngày đầu của chu kỳ kinh cuối cùng cho đến khi phôi thai được 13 tuần. Trong giai đoạn này, thai phụ cần đi đứng, làm việc nhẹ nhàng. Tùy cơ địa một số người không bị nghén, nhưng có người chỉ cần ngửi mùi hành tỏi mùi thức ăn… đã nôn thốc nôn tháo, dù bụng trống rỗng. ThS-BS Nguyễn Hữu Trung, giảng viên Đại học Y Dược TP.HCM, Trưởng phòng khám Phụ sản Hoàng Gia cho biết: ‘Khi bị nghén, thai phụ cần chia nhỏ các bữa ăn, mỗi lần ăn một chút. Tùy thể trạng từng người mà tránh những thức ăn nặng mùi như tỏi hành phi… Cần biết, rất nhiều trường hợp, cho dù thai phụ bị giảm cân nhưng phôi thai vẫn phát triển đều’.



Có một số thực phẩm giúp ‘vượt nghén’ như: nước trà thêm chút gừng trà gừng mứt gừng nước mía thêm chút gừng… Ngoài ra các loại trái cây chua: cam chanh, quýt, cóc, ổi... vừa giúp giảm cảm giác buồn nôn khó chịu, vừa chứa nhiều vitamin C, A… giúp bà bầu tăng cường kháng thể để ‘vượt nghén’. Cần dùng thức ăn, nước uống ấm nóng để dễ tiêu hóa cơ thể kháng bệnh tốt hơn.

Giai đoạn giữa thai kỳ

Đây là giai đoạn từ lúc thai được 14 tới 27 tuần. Đa số thai phụ đã qua cơn ốm nghén việc ăn uống đã dễ dàng hơn nhưng cơn mệt mỏi thường xuất hiện vào buổi chiều, sau giờ làm việc tập yoga có thể giúp thai phụ khắc phục mệt mỏi, luyện tập cơ, dây chằng để chuẩn bị cho giai đoạn chuyển dạ Những động tác yoga làm khỏe, dẻo dai cơ bụng và giãn mềm các khớp, nhất là khớp hông, giúp bé xoay đầu dễ dàng và thai phụ sinh nở bình thường. Yoga cũng hỗ trợ bà bầu tránh các bệnh của thai kỳ như: phù chân chuột rút bệnh trĩ… Tuy nhiên, không nên tập các động tác chèn ép lên vùng bụng, tránh xoa, mát xa vùng bụng. Những động tác này gây kích thích cơn gò tử cung, có thể dẫn tới sinh non Cần chú ý ngủ nghỉ và ăn uống theo nhu cầu của cơ thể.

Khi thai bắt đầu lớn bà bầu thường cảm thấy thiếu oxy và thở gấp. Điều này bình thường, nhưng cần chú ý ngồi thẳng lưng, đến những nơi thoáng khí để hít thở, giảm tải cho tim - phổi. Nếu ở phòng lạnh, cần có quạt thông gió để không khí lưu chuyển. Cần tập luyện hít - thở đúng và đủ để tăng cường dưỡng khí nuôi thai và giãn nở các dây chằng giúp giảm đau và sinh nở dễ.

Giai đoạn cuối thai kỳ

Bà bầu sẽ cảm thấy khó chịu và đau vùng hông khi di chuyển, vận động. Đó là do các dây chằng giãn nở để ‘căn nhà’ của bé rộng hơn. Những người tập yoga từ trước đến thời điểm này sẽ không đau hoặc ít đau hơn. Càng gần ngày sinh, thai phụ sẽ càng mỏi mệt và nặng nề. Từ tháng thứ sáu, nếu tập thở hay tập động tác ở tư thế nằm, nên nằm nghiêng, không tập ở tư thế nằm ngửa. ThS-BS Nguyễn Hữu Trung giải thích: ‘Việc dẫn lưu máu từ vùng chân và nửa dưới của cơ thể được thực hiện thông qua tĩnh mạch chủ dưới nằm bên phải cột sống Trong những tháng cuối thai kỳ, việc nằm nghiêng trái sẽ giảm sức đè lên mạch máu này, giúp cung cấp máu cho tử cung thai nhi tốt hơn. Do đó, đa số các tài liệu thường khuyến cáo thai phụ nằm nghiêng trái. Tuy nhiên, có những thai phụ bị khó thở khi nằm nghiêng trái, không thể ngủ được. Trong trường hợp này, thai phụ có thể nằm ngửa hoặc nằm nghiêng phải, miễn sao cảm thấy dễ chịu’.

Giai đoạn này thai nhi phát triển nhanh, vì vậy bà bầu cần tránh các chất kích thích dùng thức ăn ngay sau khi nấu, không ăn thức ăn lạnh hoặc thức ăn cũ…

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật