Bệnh loãng xương ở người cao tuổi: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh

Loãng xương còn gọi là thưa xương, xốp xương là tình trạng giảm khối lượng xương, thường đi kèm với gãy xương, đặc biệt là lún các đốt sống. Tuổi cao cùng với việc giảm nội tiết tố, ăn uống thiếu chất là nguyên nhân dẫn đến loãng xương.

Nguyên nhân loãng xương ở người cao tuổi

- Người cao tuổi bị loãng xương là do hấp thụ canxi kém và biến dưỡng trong xương cũng bị kém đi. Trong cơ thể, cấu trúc của xương được đổi mới liên tục, chất xương cũ thải hồi và chất xương mới được tạo ra. Nếu sự thải hồi nhiều mà bù đắp không đủ thì xương bị loãng.

Nguyên nhân loãng xương ở người già chủ yếu là do hấp thụ canxi kém

Nguyên nhân loãng xương ở người cao tuổi chủ yếu là do hấp thụ canxi kém

- Phụ nữ sau mãn kinh thiếu hụt nội tiết tố estrogen nên chức năng điều hòa hấp thụ canxi vào xương bị suy giảm. Loãng xương sau mãn kinh gọi là loãng xương týp I, loãng xương týp II là bệnh loãng xương ở người cao tuổi.

- Ngoài ra, người ta còn thấy có một số yếu tố tăng nguy cơ bị bệnh loãng xương là: yếu tố di truyền, không hay ít hoạt động thân thể, người tạng gầy, người không sinh đẻ, người tắt kinh sớm, người châu Á, người da trắng.

Triệu chứng loãng xương ở người cao tuổi

- Đau xương:

+ Đau nhức các đầu xương

+ Đau nhức, mỏi dọc các xương dài.

+ Đau nhức như châm chích toàn thân.

+ Đau tăng về đêm, nghỉ ngơi không hết.

Bệnh loãng xương ở người già thường đi kèm với gãy xương

Bệnh loãng xương ở người cao tuổi thường đi kèm với gãy xương

- Đau cột sống đau như thắt ngang cột sống hoặc lan sang một hoặc hai bên mạn sườn do kích thích các rễ thần kinh liên sườn. Đau lưng thường kèm theo co cứng các cơ dọc cột sống gây đau giật cơ khi thay đổi tư thế. Lúc nằm yên, người bệnh thường thấy dễ chịu hơn.

- Gù vẹo cột sống, giảm chiều cao so với lúc trẻ (do các đốt sống bị lún, xẹp hoặc bị gãy lún).

- Các triệu chứng toàn thân thường gặp là luôn có cảm giác lạnh hoặc ớn lạnh, hay bị chuột rút (vọp bẻ), thường ra mồ hôi

- Thường có kèm theo các bệnh của người có tuổi như: béo bệu cao huyết áp bệnh mạch vành tiểu đường thoái hóa khớp

Cách điều trị loãng xương hiệu quả nhất

Bệnh loãng xương có thể gây tàn phế và tử vong Tuy điều trị có thể thu được nhiều kết quả nhưng chưa có biện pháp nào ngăn chặn được sự tiến triển của bệnh. Do đó việc phòng bệnh loãng xương ở người cao tuổi càng trở nên cần thiết và hiệu quả.

Điều trị bệnh loãng xương ở người già phải theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa

Điều trị bệnh loãng xương ở người cao tuổi phải theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa

Khi tuổi càng cao canxi càng giảm dần một cách không thể tránh được. Vì vậy, ngoài cơn đau bệnh nhân nên vận động nhẹ cột sống, thở nhẹ và sâu dần, tránh vận động mạnh có thể bị gãy xương; Thực hiện chế độ ăn đủ chất và đủ canxi trong khẩu phần ăn cần có khoảng 100g thịt hay cá mỗi ngày.

Nếu có điều kiện nên uống 1/4 lít sữa tươi/ngày; Uống estrogen để phòng bệnh loãng xương. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng thuốc điều trị bệnh loãng xương có nhiều loại như: alendronate, calcium, đa sinh tố với D2 hoặc D3, estrogen 50mg ngày, biphosphonat, các chất steroid đồng chuyển hóa, phải dùng thuốc kiên trì và theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật