Bệnh nấm kẽ chân - Nguyên nhân và cách điều tị bệnh hiệu quả
Trả lời:
Bệnh nấm kẽ chân - Nguyên nhân và cách điều tị bệnh hiệu quả
Nấm kẽ chân là tình trạng nhiễm nấm ở vùng bàn chân và các kẽ ngón chân. Đây là tình trạng nhiễm nấm ngoài da thường gặp nhất.
Nguyên nhân chủ yếu gây nấm kẽ chân là các chủng nấm Trichophyton rubrum, Trichophyton mentagrophytes và Epidermophyton floccosumi. Một số nguyên nhân khác ít gặp hơn là các loại nấm Trichophyton tonsurans (ở trẻ em), Scytalidium dimidiatum, Scytalidium hyalinum và các chủng Candida.
Bệnh nấm kẽ chân
Các loại nấm này xâm nhập vào lớp sừng trên bề mặt da bằng cách tiết ra các men keratinase có khả năng tiêu chất sừng Ngoài ra chúng còn có chứa các chất có khả năng ức chế đáp ứng miễn dịch của cơ thể và giảm sự sinh sản của các tế bào sừng, gây tình trạng nhiễm khuẩn mạn tính.
Da bàn chân không có tuyến bã cũng là một yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ nhiễm nấm ở bàn chân. Da bàn chân bị trầy xước tăng tiết mồ hôi chân, thường xuyên mang giày kín trong môi trường nóng ẩm hoặc chân bị ngâm nước kéo dài cũng là những yếu tố thuận lợi cho sự xâm nhập của nấm.
Bệnh này cần được điều trị với các thuốc chống nấm tại chỗ hoặc toàn thân, hoặc phối hợp cả hai. Các thuốc chống nấm tại chỗ có thể được dùng trong 1 - 6 tuần. Những bệnh nhân với tổn thương dày sừng mạn tính ở gan bàn chân nên được dùng thuốc chống nấm tại chỗ ở cả mặt dưới và mặt bên của bàn chân.
Bị nấm kẽ chân cần phải điều trị với thuốc chống nấm tại chỗ hoặc toàn thân
Ngoài ra, cần phối hợp thêm các thuốc có tác dụng bạt sừng như salicylic acid. Trong quá trình điều trị nấm bàn chân, khi triệu chứng mới thuyên giảm, nếu bạn đột ngột ngưng dùng thuốc có thể làm bệnh nặng trở lại.
Do đó, để biết rõ mình có mắc bệnh không, bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa da liễu để được khám và được kê đơn một số lượng thuốc đủ để có thể dùng đủ lộ trình điều trị.
Bên cạnh việc dùng thuốc, bạn cũng cần lưu ý tránh tạo các điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nấm như thường xuyên thay giặt tất.
- Cảnh báo: Sức khỏe nguy hại vì dị vật "ở lại" trong... (Chủ nhật, 15:00:07 02/08/2020)
- Cảnh báo: Hãy bảo vệ thận của bạn khi còn có thể! (Thứ bảy, 17:00:09 01/08/2020)
- Hết đau lưng trong 7 phút với 8 bài tập yoga đơn giản (Thứ năm, 16:16:00 09/07/2020)
- Người bị bệnh bạch hầu nên ăn và cần kiêng kỵ những món... (Thứ Ba, 00:17:02 07/07/2020)
- BS Đặng Phương Liên: Xử lý tình trạng bong da (Thứ tư, 14:10:04 27/02/2019)
- Phẫu thuật cắt bỏ phổi và những điều bạn nhất định... (Thứ tư, 14:05:04 27/02/2019)
- Rắn lục đuôi đỏ và cách phòng tránh hiệu quả nhất (Thứ tư, 08:55:05 27/02/2019)
- Tổng quan về sốc phản vệ mà không phải ai cũng biết (Thứ Ba, 16:15:01 26/02/2019)
- Cách xử lý vết thương do bị vật nhọn đâm hiệu quả nhất (Thứ Ba, 16:05:07 26/02/2019)
- Tụ cầu khuẩn: Hiểm họa trong mùa nóng nên đề phòng (Thứ Ba, 15:50:03 26/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:08 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:05 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:07 12/02/2023