Bệnh xương thủy tinh là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị bệnh

Bệnh xương thủy tinh là gì?

Bệnh xương thủy tinh (xương dễ gãy) là rối loạn di truyền liên quan đến cấu trúc xương Người mắc bệnh này thường dễ vỡ xương mặc dù có thể ít hoặc không có tổn thương rõ ràng Ngoài gãy xương người bệnh đôi khi bị yếu cơ hoặc lỏng khớp và thường mắc dị tật xương bao gồm tầm vóc nhỏ, vẹo cột sống các xương dài hình cung. Bệnh xương thủy tinh gồm có 4 loại, đặc trưng bởi tần suất và mức độ nghiêm trọng của xương gãy, bao gồm:

- Loại I: Đây là loại xương thủy tinh nhẹ và phổ biến nhất. Những người mắc xương dễ gãy loại I khi còn nhỏ và niên thiếu thường do chấn thương nhỏ gây ra

- Loại II: Đây là hình thức nghiêm trọng nhất của bệnh xương thủy tinh trẻ sơ sinh mắc bệnh này thường chết trong năm đầu tiên sau sinh

- Loại III: Trẻ sơ sinh bị xương thủy tinh loại III có xương rất mềm, dễ vỡ và có thể bắt đầu gãy trước khi sinh hoặc trong giai đoạn sơ sinh

- Loại IV: Hình thức bệnh tương tự như loại I. Bệnh nhân thường cần khung chân hoặc nạng để đi bộ. Tuổi thọ của họ gần hoặc giống với người bình thường.

Bệnh xương thủy tinh là rối loạn di truyền liên quan đến cấu trúc xương

Bệnh xương thủy tinh là rối loạn di truyền liên quan đến cấu trúc xương

Triệu chứng thường gặp

Các triệu chứng phổ biến của bệnh xương dễ gãy bao gồm xương yếu và giòn, điếc, màng cứng Mắt màu xanh răng yếu và đổi màu yếu cơ lỏng khớp và dị tật xương.

Nguyên nhân gây bệnh xương thủy tinh

Xương thủy tinh là bệnh di truyền bạn sẽ có 50% khả năng mắc bệnh nếu thừa hưởng gen bệnh của bố hoặc mẹ. Tuy nhiên, một số trường hợp khác là do đột biến gen gây ra.

Bệnh xương thủy tinh là bệnh di truyền

Bệnh xương thủy tinh là bệnh di truyền

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh xương thủy tinh

- Thân hình nhỏ hoặc ốm

- Bệnh sử gia đình

- Mãn kinh và đặc biệt khi mãn kinh sớm

- chu kỳ kinh nguyệt vắng bất thường (vô kinh)

- Điều trị một số thuốc kéo dài, chẳng hạn như những người điều trị bệnh lupus hen suyễn suy giáp và co giật

- chế độ ăn ít canxi vitamin D

- Thiếu hoạt động thể chất

- Hút thuốc

- Tiêu thụ quá nhiều rượu

Bệnh nhân cần bổ sung dinh dưỡng, vitamin D và tập thể dục

Bệnh nhân cần bổ sung dinh dưỡng, vitamin D và tập thể dục

Điều trị bệnh xương thủy tinh

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

- Dinh dưỡng: Ăn thực phẩm giàu canxivitamin D, các yếu tố bổ sung cho xương khỏe mạnh

- Hoạt động thể chất: Như các cơ bắp, xương cũng là mô sống và sẽ trở nên mạnh, vững chắc hơn khi bạn rèn luyện thân thể thường xuyên. Một số bài tập nâng cơ giúp bạn phòng ngừa gãy xương, chẳng hạn như đi bộ, đứng, nâng người và bơi lội. 

- lối sống lành mạnh: Bỏ hút thuốc và hạn chế số lượng rượu tiêu thụ để giảm tác động tiêu cực đến cơ thể

- Kiểm tra mật độ xương: Mật độ khoáng xương (BMD) đo lường ở các xương khác nhau trong cơ thể, cho biết khối lượng xương đỉnh cao ở người lớn. 

- Thuốc: không thể chữa được bệnh, nhưng có thể ngăn ngừa gãy xương tăng khối lượng xương và giảm tiến triển bệnh. Phụ nữ và nam giới mắc bệnh có thể dùng thuốc để kiểm soát thành công bệnh. 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật