Bộ Y tế khuyến cáo phòng cúm, liên cầu lợn ở người trong kỳ nghỉ Tết
Mối nguy khi cha mẹ làm bác sĩ cho con nhiều người bỏ qua
Biện pháp chăm sóc trẻ khỏe mạnh trong mùa đông cần tuân thủ
Khuyến cáo phòng bệnh cúm
Với bệnh cúm A(H5N1) và A(H7N9): Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế bệnh cúm A(H5N1), cúm A(H7N9) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút cúm A(H5N1), cúm A(H7N9) (thường từ gia cầm) lây sang người. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp; qua tiếp xúc trực tiếp với gia cầm, phân gia cầm, sản phẩm từ gia cầm, vật dụng, môi trường bị nhiễm mầm bệnh; qua ăn thịt, sản phẩm gia cầm chưa được nấu chín.
Biểu hiện của bệnh: sốt ho mệt mỏi đau họng đau người đau cơ Bệnh thường diễn biến nhanh và có thể dẫn đến tử vong Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh cho người.
Để chủ động phòng chống bệnh cúm A(H5N1), cúm A(H7N9) trong dịp Tết nguyên đán, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện các biện pháp sau:
1. Không ăn tiết canh, không ăn gia cầm và các sản phẩm từ gia cầm ốm, chết, không rõ nguồn gốc; bảo đảm ăn chín, uống chín.
2. Không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và các sản phẩm từ gia cầm ốm, chết hoặc không rõ nguồn gốc.
3. Đảm bảo vệ sinh chuồng trại, tiêm phòng cho gia cầm theo hướng dẫn của cơ quan thú y.
4. Khi phát hiện gia cầm ốm, chết, phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương, cơ quan thú y, trạm y tế xã, phường.
5. Khi có biểu hiện như: sốt, ho đau ngực khó thở và có tiền sử tiếp xúc với gia cầm, phải đến ngay cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời.
Với bệnh cúm mùa: Bệnh cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút cúm gây nên (thường là do các chủng vi rút cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C). Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao qua đường hô hấp qua các giọt nước bọt hoặc dịch tiết mũi họng do hắt hơi ho khạc, tiếp xúc với các đồ vật bị nhiễm mầm bệnh… Bệnh xuất hiện quanh năm và thường tăng cao hơn vào mùa đông xuân.
Biểu hiện của bệnh: hắt hơi sổ mũi đau họng, sốt, ho đau đầu đau cơ, mệt mỏi... Bệnh thường diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày, nhưng đối với trẻ em người lớn tuổi, người có bệnh mãn tính về tim phổi thận bệnh chuyển hóa thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch bệnh có thể diễn biến nặng, gây các biến chứng (viêm phổi…) và có thể dẫn đến tử vong. Một số chủng cúm đã có vắc xin phòng bệnh.
Để chủ động phòng chống bệnh cúm mùa trong dịp Tết nguyên đán, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện các biện pháp sau:
1. Vệ sinh mũi, họng hàng ngày, che miệng khi hắt hơi, thường xuyên rửa tay với xà phòng.
2. Giữ ấm cơ thể ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng.
3. Tiêm vắc xin phòng bệnh cúm.
4. Hạn chế tiếp xúc với người mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh cúm.
5. Người mắc bệnh cúm cần đeo khẩu trang và tránh đến chỗ đông người.
6. Khi có triệu chứng ho, sốt đau đầu mệt mỏi… cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.
Khuyến cáo phòng chống bệnh liên cầu lợn ở người
Cục Y tế dự phòng cho biết, bệnh liên cầu lợn ở người là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính lây truyền từ động vật sang người qua đường tiêu hoá, chủ yếu là từ lợn (heo).
Biểu hiện của bệnh: Sốt cao đau đầu buồn nôn nôn ù tai điếc, cứng gáy, rối loạn tri giác xuất huyết đa dạng ở một số nơi trên cơ thể, cơ thể lạnh, tụt huyết áp Bệnh thường diễn biến nặng và tỷ lệ tử vong rất cao. Hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh.
Để chủ động phòng chống bệnh liên cầu lợn ở người trong dịp Tết nguyên đán, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện các biện pháp sau:
1. Không ăn tiết canh và các sản phẩm từ thịt lợn (heo) chưa được nấu chín.
2. Không mua bán, vận chuyển, giết mổ lợn (heo) ốm, chết hoặc sản phẩm từ lợn (heo) không đảm bảo vệ sinh hoặc không rõ nguồn gốc; không sử dụng thịt lợn (heo) có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề
3. Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, sử dụng găng tay và các dụng cụ bảo hộ cần thiết khi tiếp xúc với lợn (heo), chế biến thịt lợn (heo), thường xuyên rửa tay với xà phòng.
4. Tiêu hủy lợn (heo) bệnh, lợn (heo) chết theo đúng quy định.
5. Khi có biểu hiện mắc bệnh, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
- Cảnh báo: Sức khỏe nguy hại vì dị vật "ở lại" trong... (Chủ nhật, 15:00:07 02/08/2020)
- Cảnh báo: Hãy bảo vệ thận của bạn khi còn có thể! (Thứ bảy, 17:00:01 01/08/2020)
- Hết đau lưng trong 7 phút với 8 bài tập yoga đơn giản (Thứ năm, 16:16:08 09/07/2020)
- Người bị bệnh bạch hầu nên ăn và cần kiêng kỵ những món... (Thứ Ba, 00:17:08 07/07/2020)
- BS Đặng Phương Liên: Xử lý tình trạng bong da (Thứ tư, 14:10:02 27/02/2019)
- Phẫu thuật cắt bỏ phổi và những điều bạn nhất định... (Thứ tư, 14:05:07 27/02/2019)
- Rắn lục đuôi đỏ và cách phòng tránh hiệu quả nhất (Thứ tư, 08:55:06 27/02/2019)
- Tổng quan về sốc phản vệ mà không phải ai cũng biết (Thứ Ba, 16:15:05 26/02/2019)
- Cách xử lý vết thương do bị vật nhọn đâm hiệu quả nhất (Thứ Ba, 16:05:06 26/02/2019)
- Tụ cầu khuẩn: Hiểm họa trong mùa nóng nên đề phòng (Thứ Ba, 15:50:01 26/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:04 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:06 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:05 12/02/2023