Các sai lầm cho con ăn dặm khiến con biếng ăn, chậm lớn các mẹ cần lưu ý

Nhiều bậc cha mẹ than phiền về việc khi con bắt đầu ăn dặm, con trở nên còi cọc, biếng ăn, thậm chí hay bị ốm hơn trước. Theo TS.BS Phan Bích Nga, Giám đốc Trung tâm khám, tư vấn dinh dưỡng, Viện dinh dưỡng Quốc gia, cho trẻ ăn dặm quá sớm hay quá muộn đều ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự phát triển của trẻ.

Chỉ tên các sai lầm mà mẹ Việt hay mắc phải khi cho con ăn dặm

TS Phan Bích Nga, Giám đốc Trung tâm khám, tư vấn dinh dưỡng Viện dinh dưỡng Quốc gia cho rằng, hiện nay nhiều bậc cha mẹ có con trong độ tuổi ăn dặm mắc phải rất nhiều sai lầm khi cho trẻ ăn dặm Đây là  một giai đoạn phát triển cực kỳ quan trọng của trẻ, nhưng nhiều bậc phụ huynh đang áp đặt những quan điểm sai lầm lên trẻ trong quá trình nuôi con như cho con ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn, không cho trẻ ăn dầu mỡ vì cho rằng trong thịt đã có mỡ, hay không chú trọng nguồn đạm động vật trong bữa ăn của trẻ, ép trẻ ăn quá nhiều so với khả năng của bé….

Nhiều bậc phụ huynh khi thấy con ăn sữa tốt, có dấu hiệu thích ăn các loại thực phẩm khác từ 4 tháng tuổi, cộng thêm suy nghĩ rằng cho trẻ ăn dặm sớm sẽ giúp bé cứng cáp hơn, nên đã cho trẻ ăn dặm từ 4 tháng. Nhưng điều này hoàn toàn sai lầm.

TS Phan Bích Nga lý giải, khi trẻ được 6 tháng tuổi, số lượng chất lượng các chất cần thiết cho trẻ trong sữa mẹ không đủ đáp ứng nhu cầu của bé, nên đây là thời điểm phù  hợp cho bé ăn dặm Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng khuyến nghị nên cho trẻ ăn dặm từ 6 tháng tuổi vì các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, việc cho trẻ ăn dặm khi bé tròn 6 tháng là phù hợp và bảo đảm tốc  độ phát triển của trẻ.

Cho trẻ ăn dặm sớm hơn hay muộn hơn đều không tốt. Theo TS Nga, nếu cho trẻ ăn dặm sớm từ 4 tháng tuổi,  trẻ sẽ bớt bú mẹ, điều này đồng nghĩa với việc cha mẹ đang cắt giảm kháng thể tự nhiên từ sữa mẹ khiến cho trẻ dễ bị nhiễm bệnh Việc ăn dặm sớm hay muộn còn phụ thuộc vào điều kiện và thể trạng của bé và mẹ. Nếu các bé lên cân chậm do sữa mẹ không đủ hoặc người mẹ phải đi làm sớm, trong trường hợp này có thể khuyến nghị cho trẻ bắt đầu ăn dặm từ thời điểm 4 tháng.

Có bậc phụ huynh quan niệm, sữa mẹ tốt nên kéo dài thời gian cho bé bắt đầu ăn dặm, điều này cũng không tốt. TS Nga cho biết, 6 tháng sau sinh, sữa mẹ không còn đáp ứng đủ năng lượng cho trẻ, bởi thời gian này các vi chất trong sữa mẹ giảm đi một nửa so với lúc mới sinh. Lúc này sữa mẹ chỉ cung cấp khoảng 700kcal cho bé, trong khi một bé 6 tháng tuổi cần năng lượng nhiều hơn 700kcal mỗi ngày, ít nhất từ 800 -900kcal. Nếu một bé 6 tháng chỉ bú mẹ sẽ không đủ năng lượng và dễ bị gầy so với các bé cùng tuổi, thậm chí bị thiếu máu thiếu kẽm ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.

Cho trẻ ăn dặm thế nào là đúng?

TS Phan Bích Nga cho rằng, WHO đã khuyến nghị nên cho trẻ ăn dặm từ 6 tháng. Ở thời điểm này có thể cho trẻ bắt đầu ăn bột trứng bột thịt. Nguyên tắc chung khi tập ăn cho bé là ăn từ ít đến nhiều, từ lỏng đến đặc. Cha mẹ nên lưu ý bữa ăn của trẻ phải đủ  4 nhóm cơ bản: tinh bột đạm (động vật), chất béo rau củ chất xơ Trẻ ăn đủ lượng và chất sẽ không bị thiếu dinh dưỡng song song với các bữa ăn dặm, mẹ vẫn cho bé bú hoặc  dùng sữa sau 2 tuổi.

Khi mới bắt đầu ăn dặm, các bà mẹ có thể tập cho trẻ ăn bột ngọt sau đó tiến tới tập trẻ ăn đa dạng đảm bảo đủ dinh dưỡng (bột thịt, bột trứng). Ăn từ lỏng đến đặc từ ít đến nhiều, với trẻ biếng ăn thì không nên đưa ngay 1 suất ăn cho trẻ mà nên tập cho bé ăn dần dần cho đến khi trẻ hứng thú ăn, không sợ ăn. Có những bé ăn tốt thì chỉ nên gói gọn các bữa cho trẻ, lúc mới ăn dặm có thể ăn 1 bữa rồi tăng lên 2 bữa, nếu bé ăn tốt, từ 8-9 tháng tăng lên 3 bữa.

Theo TS Nga,  từ bú mẹ đến ăn dặm là cả quá trình thay đổi, phụ huynh không nên nhồi nhét, ép con ăn sẽ khiến con biếng ăn Một trong các nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn là do môi trường, cách cho ăn chưa hợp lý, do trẻ hay mắc bệnh như viêm đường hô hấp trên… Do vậy mỗi gia đình cần biết con đang ở giai đoạn nào. Mỗi đứa trẻ là một cá thể độc lập không nên nhìn theo con người khác, cha mẹ cần tôn trọng ý thích của trẻ thích món gì, ăn giờ nào, cần tập cho trẻ vui vẻ trong bữa ăn, không được đánh trẻ tạo cho trẻ biếng ăn tâm lý khiến con cứ nhìn đồ ăn, bát đĩa là sợ hãi… Đây là điều tối kỵ và chỉ làm nặng tình trạng biếng ăn của trẻ. Trẻ không cần thiết phải ăn quá nhiều, nếu sức khoẻ vẫn tốt, không nên quá đề cao vấn đề cân nặng.

TS Nga khuyên cách cho trẻ ăn phải đúng từ đầu, cần phải rèn nếp cho trẻ. Khi trẻ biết ngồi nên cho trẻ có ghế ngồi ăn, luyện cho trẻ ăn hết phần của con (sau 15 phút thấy con chán thì nên thôi không nên kéo dài), nên tập cho con tự lực. Việc quá quan tâm làm giúp trẻ làm cho trẻ sẽ khiến trẻ phụ thuộc vào người khác trong việc ăn uống

TS tâm lý Vũ Thu Hương, Đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng, việc cha mẹ quá quan tâm đến thời gian biểu mỗi bữa ăn, sợ con đói cho con ăn quá dầy đều là những sai lầm nhiều người mắc phải, điều này sẽ dẫn tới đứa trẻ sẽ có phản ứng. Hiện nay, trẻ biếng ăn do bệnh lý không cao mà biếng ăn do tâm lý cao, trẻ biếng ăn do bố mẹ cho ăn không đúng chiếm phần lớn. Nhiều cha mẹ chỉ tập trung vào việc cho con ăn nhưng lại không cho trẻ tập thể thao, vận động sợ con ốm. Khi đó, trẻ không được xả năng lượng, khiến người ấm ách không ăn được nhiều.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật