Cần làm gì với hội chứng sa sút trí tuệ ở người già

Nhờ sự cải thiện không ngừng của điều kiện sống, môi trường làm việc dinh dưỡng chủng ngừa, các thành tựu y tế xã hội, và đặc biệt là sự tiến bộ vượt bậc của y khoa thực hành cuộc sống của con người ngày càng kéo dài hơn giới hạn mong đợi trước đây. Tuy nhiên, sống lâu không đồng nghĩa với sống khoẻ mạnh. Khi người ta càng già các bệnh lý của tuổi tác càng gia tăng, đặc biệt là các bệnh mạch vành suy tim tai biến mạch máu não và sa sút trí tuệ

hhh
Số người bệnh sa sút trí tuệ sẽ gia tăng theo số lượng người già và tăng dần theo tuổi

Tìm hiểu về sa sút trí tuệ

Theo Tổ chức Y tế thế giới, năm 2010, thế giới có 35,6 triệu người bị sa sút trí tuệ và ước tính đến năm 2030, con số dự báo sẽ tăng lên 65,7 triệu người, năm 2050 là 115,5 triệu người. Tại Việt Nam, chưa có thống kê chính xác về số lượng sa sút trí tuệ nhưng theo dự đoán của các cơ quan chuyên ngành, số lượng người dân trên 65 tuổi của năm 2020 và 2050 lần lượt là 8 triệu và 22 triệu người. Tất nhiên số người bệnh sa sút trí tuệ sẽ gia tăng theo số lượng người già và tăng dần theo tuổi.

Biểu hiện thường gặp nhất của sa sút trí tuệ giai đoạn sớm là giảm trí nhớ gần. Bệnh nhân có thể quên điều mình vừa nói và lặp đi lặp lại câu này nhiều lần trong vài phút. Họ thường xuyên quên nơi để những vật dụng cá nhân. Tình trạng quên kéo dài và dẫn đến tâm lý hoang tưởng là bị mất trộm. Trong giai đoạn sớm này, bệnh nhân cũng gặp khó khăn khi tìm từ diễn đạt ý mình muốn nói hoặc giải thích một điều gì đó. Họ thường phải nói vòng vo, chẳng hạn như không nhớ từ cà vạt nên phải mô tả nó là một vật quấn quanh cổ áo. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể quên hay khó khăn trong việc sử dụng hoặc làm những công việc hằng ngày như lái xe, giữ tiền, nấu ăn... 

Những biểu hiện khác của sa sút trí tuệ giai đoạn sớm là thay đổi cá tính rối loạn cảm xúc và giảm sự phán đoán. Người bệnh có những hành động không giống như họ đã từng làm, chẳng hạn như một người keo kiệt đột nhiên tặng cho hội từ thiện vài chục triệu đồng. Những thay đổi tính khí khác như trầm cảm hay hoang tưởng cũng thường xảy ra.

Cần lưu ý trong giai đoạn sớm này, hoạt động xã hội của người sa sút trí tuệ vẫn không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, họ thường có những thay đổi về tính khí như cáu gắt, tàn nhẫn, kích động... Sự ổn định trí tuệ của bệnh nhân cũng khá mỏng manh. Trong những tình huống khó khăn hay bức xúc thì sự suy giảm trí tuệ có thể biểu lộ rõ rệt, chẳng hạn như khi phải đi một quãng đường xa để thăm con cháu thì họ có thể đi lạc hay mất định hướng, đi vòng vo.

Sa sút trí tuệ nguyên phát do bệnh Alzheimer bệnh Pick, Alzheimer là nguyên nhân chủ yếu nhất của sa sút trí tuệ - chiếm 60 đến 70 %. Tỷ lệ mắc bệnh từ 2 đến 5,8 % ở lứa tuổi trên 65 tuổi và từ 12 đến 20 % ở tuổi 80 ở cộng đồng. Sa sút trí tuệ thứ phát sau các bệnhhệ thần kinh trung ương như tai biến mạch máu não u não bệnh Parkinson. Các bệnh nhiễm độc thuốc như an thần kinh thuốc ngủ …. Nhiễm độc rượu rối loạn chuyễn hóa... Sa sút trí tuệ trong các bệnh về mạch máu não là bệnh lý hay gặp nhất ở người có tuổi, gây tử vong cao, gây di chứng nặng nề về thần kinh và tâm thần như liệt vận động rối loạn trí nhớ hoang tưởng bị hại, bị mất cắp, mất giảm khả năng tự chăm sóc, ỉa đái không tự chủ…

Tóm lại các rối loạn trí nhớ và các  chức năng trí tuệ là rất phổ biến có thể gặp trong rất nhiều bệnh đặc biệt ở người già. Điều quan trọng đặt ra là đi song song với việc điều trị cho từng loại bệnh riêng biệt cần phải điều trị rối loạn trí nhớ và trí tuệ gặp trong các bệnh này.

Cần làm gì khi người thân của bạn bị sa sút trí tuệ

Với người sa sút trí tuệ thì việc giữ gìn và tập luyện trí nhớ cho người bệnh là rất quan trọng. Vì vậy ngay ở giai đoạn đầu phát hiện ra bệnh thì người cao tuổi có thể lưu ý thực hiện những điều sau: Đầu tiên là phải có một cuốn sổ ghi chép lại những điều cần nhớ như lịch hẹn khám bệnh, tên con cháu và bạn bè, việc cần hoàn tất trong ngày. Sau đó, sắp xếp công việc như nhau hàng ngày, hàng tuần.

Lập danh sách các số điện thoại cần gọi gần điện thoại, kể cả các số cấp cứu để có thể tìm được khi cần. Dán tên của các đồ vật bên trong trong nhà và thậm chí có thể làm mũi tên những đồ vật đã cất. Giữ chìa khóa, tiền bạc ở nơi an toàn dễ tìm. Treo thật nhiều ảnh gia đình, bạn bè và có thể dán tên con cháu để nhớ, treo lịch và gạch bỏ ngày đã qua để tính thời gian. Mặt khác có thể nhờ con cháu hoặc bạn thân gọi điện thoại báo trước khi đến thăm để chờ đón.

Ngoài việc bản thân người cao tuổi tự khắc phục sự suy giảm trí nhớ của mình thì việc người thân và gia đình luôn sát cánh với người bệnh rất quan trọng. Người thân có vai trò giúp họ giữ lại những ký ức còn lại, khuyến khích khả năng ghi nhớ và hổ trợ các hoạt động sống hàng ngày. Bởi những rối loạn về trí nhớ ngôn ngữ, hành vi và tâm thần của người bệnh là hậu quả tổn thương tế bào não gây ra. Trong quá trình chăm sóc bệnh nhân thì thân nhân của người mắc bệnh sa sút trí tuệ cũng cần chú ý thực hiện một số điều đó là: Cần quan sát người bệnh, chú ý lắng nghe và theo dõi những hành động của họ để hiểu được người bệnh đang muốn gì.

Một điều đáng chú ý khi tiếp xúc với người bị sa sút trí tuệ là cần hòa nhập vào thế giới của người bệnh, nói về những chuyện trong quá khứ. Thường xuyên giới thiệu bản thân và mối quan hệ của mình với người bệnh. Tạo cho người bệnh cảm giác được yêu thương và chăm sóc. Thay vì cố tranh cãi với người bệnh những vấn đề họ đã quên, hãy trấn an và làm cho họ quên đi bằng cách tạm thời thay đổi đề tài. Thường xuyên khuyến khích người bệnh làm các việc đơn giản như mặc áo, đánh răng… và đừng quên những lời khen ngợi khi họ thành công. Hơn thế nữa, có thể chia sẻ những băn khoăn lo lắng để họ cảm nhận sự quan trọng của bản thân trong cuộc sống.

Bên cạnh những phương pháp ghi nhớ chăm sóc người bệnh thì việc gìn giữ sức khỏe tốt là điều cần thiết để giúp bộ não chúng ta hoạt động lâu dài. Chẳng hạn kiểm soát huyết áp kỹ lưỡng, kiểm soát đường và cholesterol trong máu ăn uống lành mạnh, không hút thuốc lá uống các thuốc đa sinh tố và thuốc chống oxy hóa. Thường xuyên tập thể dục sào mỗi sáng, chiều và giữ tinh thần ổn định thoải mái là những phương pháp rất tốt để phòng ngừa bệnh lý sa sút trí tuệ./.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật