Co lợi là hiện tượng gì? Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị co lợi

Co lợi là gì?

Tụt lợi hay còn gọi là tụt nướu hay tụt lợi, là biểu hiện của việc chân răng bị mất xi – mang gắn kết giữa nướu và cá mô chân răng. Làm xuất hiện tình trạng lợi dần dịch chuyển về phía đầu chóp của chân răng làm cho chân răng bị lộ diện ra ngoài mặt tiền.

Và chỉ bằng Mắt thường ta có thể dễ dàng nhìn thấy chân răng Khi chân răng bị lộ ra nó sẽ gây nên tình trạng mòn men hoặc mất men răng tiếp tục để lộ ra lớp ngà răng nhạy cảm nằm bên trong lớp men răng Khi không còn men răng để bao bọc và bảo vệ lớp ngà răng phải tiếp xúc trực tiếp với môi trường gây nên những cơn ê buốt hoặc những cơn đau do những va chạm hoặc những tác động nhẹ từ thức ăn hoặc tăm xỉa răng bàn chải đánh răng Ngoài ra nó còn xuất hiện tình trạng chảy máu chân răng nữa. Gây ra nhiều rắc rối cho sinh hoạt thường ngày của người bệnh.

Tụt lợi hay còn gọi là tụt nướu

Co lợi hay còn gọi là tụt lợi

Triệu chứng thường gặp

Một số dấu hiệu của bệnh co lợi.

- Lợi bị co về phía chóp chân răng làm lộ ra chân răng có thể nhìn bằng mắt thường

- Vùng bị tụt lợi sẽ có lợi ngắn hơn và chân răng dài hơn mặt bằng chung của các răng

- Thấy thi thoảng xuất hiện những cơn đau nhẹ

- Có thể bị chảy máu chân răng mỗi khi chải răng, hoặc xỉa tăm hay có những tác động vào

- Cảm thấy ê buốt vùng răng bị tụt lợi mỗi khi ăn uống do men răng bị mất hoặc bị mòn

 

Tụt lợi do đánh răng và dùng bàn chải không đảm bảo

Co lợi do đánh răng và dùng bàn chải không đảm bảo

Nguyên nhân khiến bạn bị co lợi

Co lợi do viêm răng miệng: Viêm lợi viêm quanh răng không được điều trị lâu ngày sẽ gây tụt lợi. 

Co lợi cấu trúc răng: Do lớp xương phủ bề mặt ngoài của chân răng quá mỏng, dễ bị sang chấn. 

Co lợi do tác động cơ học: Chải răng bằng bàn chải quá cứng không đúng cách và thói quen sỉa răng sau khi ăn. 

Hậu quả của co lợi là làm mất xi-măng chân răng, lộ ngà răng, làm tăng nhạy cảm răng, hở kẽ răng, dễ dắt thức ăn và làm giảm thẩm mỹ. 

Điều trị co lợi

Co lợi tình trạng nhẹ

- Đối với những trường hợp tụt lợi mới và nhẹ, không gây ê buốt răng, người bệnh chỉ cần thay đổi cách chải răng đúng với bàn chải lông mềm. Nên đi cạo vôi răng khi thấy răng có nhiều vôi bám vào chân răng.

- Nếu ê buốt răng xảy ra thường xuyên thì người bệnh nên chải răng bằng các loại kem chải răng có chất chống ê buốt hoặc ngậm gel fluor dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. 

Vệ sinh răng miệng bằng nước súc miệng kháng khuẩn

Vệ sinh răng miệng bằng nước súc miệng kháng khuẩn

Co lợi tình trạng nặng

Biện pháp triệt để nhất để giải quyết tình trạng tụt lợi là phẫu thuật ghép mô nướu để phục hồi lại phần lợi che phủ chân răng.

- Việc lựa chọn phương pháp ghép và vật liệu ghép tùy thuộc vào mức độ tụt lợi, số răng bị tụt lợi, vùng răng bị tụt lợi và cấu trúc giải phẫu của vùng kế cận. 

Phòng ngừa co lợi

Nên lựa chọn bàn chải có lông mềm để chải răng và phải chải răng đúng cách. Có thể sử dụng thêm nước súc miệng kháng khuẩn, có bổ sung fluor để làm tăng tác dụng làm sạch và củng cố men răng.

Nên đi nha khoa định kỳ 6 tháng/1 lần để lấy sạch cao răng và kịp thời phát hiện các bệnh viêm lợi viêm quanh răng. Đặc biệt những người có yếu tố nguy cơ tụt lợi như cấu trúc lợi mỏng, răng mọc lệch lạc hay phanh môi, má bám thấp... 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật