Dấu hiệu suy động mạch vành và nhồi máu cơ tim nên biết

Suy động mạch vành tim gây thiếu máu cơ tim. Cấp độ nặng là nhồi máu cơ tim thường có triệu chứng cơn đau thắt ngực ở các cấp độ khác nhau.

Khi thấy có triệu chứng các cơn đau tức ngực tuy có thể qua nhanh và không kèm dấu hiệu nào khác vẫn nên đi khám kiểm tra chức năng của động mạch vành. Việc phát hiện sớm giúp điều trị kịp thời, đề phòng nhồi máu cơ tim cấp. Đây là một bệnh nặng có tỉ lệ tử vong cao dù có được cấp cứu ở nơi chuyên khoa sâu có đầy đủ điều kiện hiện đại.

1. Triệu chứng của suy động mạch vành và nhồi máu cơ tim

- Cơn đau thắt ngực điển hình:

Đau như bóp nghẹt phía sau xương ức hoặc vùng trước tim lan lên vai trái và mặt trong tay trái cho đến tận ngón tay đeo nhẫn và ngón út. Hầu hết các bệnh nhân mô tả cơn đau thắt ngực như thắt lại, nghẹt, rát, bị đè nặng trước ngực và đôi khi cảm giác buốt giá.

Cơn đau thường xuất hiện đột ngột hoặc khi gắng sức, xúc cảm mạnh, gặp lạnh, sau bữa ăn nhiều hoặc hút thuốc lá Một số trường hợp cơn đau thắt ngực có thể xuất hiện về đêm, khi thay đổi tư thế, hoặc khi kèm cơn nhịp nhanh.

Thời gian cơn đau: Thường khoảng vài phút, có thể dài hơn nhưng không quá 30 phút. Những cơn đau xảy ra do xúc cảm thường kéo dài hơn là đau do gắng sức. Trong nhồi máu cơ tim thời gian kéo dài hơn 20 phút và không đỡ khi dùng Nitroglycerin . Những cơn đau mà chỉ kéo dài dưới 1 phút thì nên tìm nguyên nhân khác ngoài tim

Cơn đau thắt ngực có thể là dấu hiệu nghiêm trọng của bệnh tim (Ảnh minh họa: Internet)

Cơn đau thắt ngực có thể là dấu hiệu nghiêm trọng của bệnh tim (Ảnh minh họa: Internet)

- Cơn vã mồ hôi: Đột nghột vã mồ hôi nhiều, hầu như toàn thân.

- Khó thở, hồi hộp hoặc lo sợ vô nguyên cớ, nôn hoặc buồn nôn mệt lả đau đầu

- nhịp tim nhanh, tiếng tim mờ, tiếng ngựa phi, tiếng cọ màng tim…

- Cận lâm sàng phục vụ cho chẩn đoán: Điện tim có giá trị chẩn đoán xác định nhồi máu cơ tim xét nghiệm men tim, siêu âm, thăm dò tưới máu cơ tim…

Khi thấy có cơn đau thắt ngực như mô tả, có thể ở các mức độ khác nhau cần thiết phải đi khám kiểm tra chức năng động mạch vành. Như vậy nhằm phát hiện điều trị bệnh suy động mạch vành tim ngăn ngừa nhồi máu cơ tim.

2. Phân biệt cơn đau thắt ngực ổn định và cơn đau thắt ngực không ổn định

Cơn đau thắt ngực ổn định và không ổn định đều là các biểu hiện của bệnh mạch vành:

Phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh để điều trị kịp thời (Ảnh minh họa: Internet)

Phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh để điều trị kịp thời (Ảnh minh họa: Internet)

- Cơn đau thắt ngực ổn định là hậu quả của sự hẹp cố định động mạch vành do mảng xơ vữa mạch vành ổn định. Khi mạch vành bị hẹp, lưu lượng máu nuôi cơ tim bị giảm đi, dẫn đến triệu chứng đau ngực nhất là khi người bệnh hoạt động gắng sức hay bị stress tâm lý. Tuy nhiên, nếu người bệnh nghỉ ngơi, nhịp tim chậm lại, động mạch vành lại có thể đáp ứng được nhu cầu ôxy của cơ tim, nhờ vậy triệu chứng đau ngực sẽ mất đi.

- cơn đau thắt ngực không ổn định xuất hiện do sự giảm đột ngột của dòng máu mạch vành nuôi cơ tim, thường do nứt vỡ mảng xơ vữa. Từ đó dẫn đến bít tắc đột ngột một phần hoặc toàn bộ lòng mạch. Khác với đau thắt ngực ổn định (gặp khi bệnh nhân gắng sức), đau thắt ngực không ổn định có thể gặp kể cả khi người bệnh nghỉ ngơi, đang ngủ, hoặc sinh hoạt bình thường.

Triệu chứng đau ngực thường dữ dội hơn, kéo dài hơn. Các cơn đau có xu hướng xuất hiện ngày càng nhiều, với cường độ đau tăng dần. Đau thắt ngực không ổn định có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim và đe dọa nghiêm trọng tính mạng người bệnh.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật