Điều trị tăng huyết áp ở người bệnh đái tháo đường

Tôi năm nay 79 tuổi, huyết áp tâm thu của tôi trên 145 mmHg và huyết áp tâm trương dưới 75mmHg. Xin hỏi huyết áp của tôi như vậy có nguy hiểm không? Có cách nào nâng huyết áp tâm trương và hạ huyết áp tâm thu được không? Tôi bị đái tháo đường và loãng xương vậy có dùng được vitamin K không? Tôi tiêm các loại vitaminB12 , B1 , B6 có trộn được với novocain không?

        Lưu Đức Chín(Hải Dương)

Huyết áp bình thường đo ở cánh tay ở mức nhỏ hơn hoặc bằng 120/80mmHg. Khi huyết áp ở mức trên 140/90mmHg được gọi là tăng huyết áp Trường hợp của bác bị tăng huyết áp tâm thu chỉ số huyết áp của bác rất nguy hiểm, nhiều nghiên cứu cho thấy tỉ lệ nhồi máu cơ tim rất cao ở bệnh nhân huyết áp tâm thu trên 140mmHg và huyết áp tâm trương dưới 75mmHg.

Bên cạnh đó còn có thể gây ra các biến chứng như chảy máu não nhũn não tim to rối loạn nhịp tim suy tim suy thậnMắt do tổn thương võng mạc…

Trong thực hành lâm sàng, việc điều trị hạ huyết áp tâm thu và tăng huyết áp tâm trương là rất khó, vì bất kỳ một thuốc hạ huyết áp nào cũng đều tác động lên cả tâm thu và tâm trương. Không chỉ có tăng huyết áp bác còn mắc bệnh đái tháo đường bệnh lý này sẽ cùng với tăng huyết áp làm cho các biến chứng tim mạch của bác xảy ra dễ dàng và trầm trọng hơn nếu không được điều trị và kiểm soát tốt.

Vitamin K là thuốc chống chảy máu, trong trường hợp của bác (tăng huyết áp, đái tháo đường) thì không nên dùng vì sẽ càng làm tăng nguy cơ hình thành các cục máu đông gây tắc nghẽn động mạch dẫn đến các biến chứng như tắc mạch chi, nhồi máu não, nhồi máu phổi, nhồi máu cơ tim, tắc mạch thận…
 
Novocain là thuốc có tác dụng lên thần kinh làm giảm đau chỉ dùng trong các trường hợp liên quan đến phẫu thuật. Việc trộn các loại thuốc như vậy vào tiêm sẽ rất nguy hiểm vì có thể gây sốc phản vệ dẫn đến tử vong nhanh chóng.
 
Trường hợp của bác có nhiều bệnh lý mạn tính nguy hiểm trên thể trạng người cao tuổi, do đó bác cần đi khám toàn diện về tim mạch, kiểm soát tốt đường huyết, kiểm tra xem có rối loạn lipid máu không… để được điều trị đúng, không nên tự kê đơn điều trị.                                                                  
 
PGS.TS. Nguyễn Quang Tuấn
   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật