Món ăn từ hạt dẻ bổ thận, hoạt huyết mà không phải ai cũng biết

Hạt dẻ còn có tên khác là lật quả, bản lật, đại lật... Tên khoa học: Castanea mollissima Blume., họ Dẻ (Fagaceae). Hạt dẻ có protein, lipid, carbohydrate (dễ tan và không tan, nhiều loại sinh tố A, B1, B2, C, caroten, acid nicotinic và Ca, P, Fe, K, selen, kẽm, đồng…

Trong hạt dẻ có acid béo chưa no giàu sinh tốchất khoáng có tác dụng dự phòng điều trị tăng huyết áp bệnh mạch vành xơ vữa động mạch nhuyễn xương rất thích hợp cho người cao tuổi; đặc biệt đối với các chứng thận hư thì hiệu quả rất rõ rệt Do những đặc tính dinh dưỡng ưu việt của hạt dẻ, đặc biệt là đối với các chứng thận hư cần được bổ thận thì hiệu quả rất rõ rệt mà Tôn Tư Mạc đã đánh giá hạt dẻ là “thận chi quả, thận bệnh nghi thực chi”.

Theo Đông y hạt dẻ vị ngọt tính ấm; vào tỳ vị thận Có tác dụng dưỡng vị kiện tỳ bổ thận; hoạt huyết chỉ thống Dùng cho các trường hợp thận hư (bổ thận cường thận) hen suyễn tiêu chảy do tỳ vị hư hàn loét miệng cơ thể suy nhược sau bệnh nặng dài ngày chấn thương đụng giập chảy máu cam xuất huyết dưới da nôn oẹ, trào ngược. Liều dùng: 30 - 100g bằng cách rang sao, xào nấu.

Hạt dẻ

Hạt dẻ

Một số món ăn thuốc có hạt dẻ:

Hạt dẻ hầm thịt nạc: hạt dẻ (đập bỏ vỏ cứng) 100g, thịt nạc 100g, thêm gừng, hành, gia vị; nấu chín nhừ, mỗi ngày ăn 1 lần. Thích hợp cho người thận khí hư hen suyễn

Chim tần hạt dẻ: hạt dẻ (bóc bỏ vỏ cứng) 100g nấm hương 5 - 10 cái, chim câu non 1 con. Chim làm sạch, ướp gia vị (rượu 1 thìa con, nước gừng 1 thìa con hạt tiêu một ít), rán qua, cho tất cả vào xoong, thêm 2 bát nước (nếu có nước luộc thịt càng tốt), ninh chín, cho gia vị vừa ăn. Dùng cho người thận hư suy nhược, người sau khi bị bệnh lâu ngày mất ngủ hay quên.

Gà om hạt dẻ: hạt dẻ (bóc bỏ vỏ cứng) 100g trứng gà 1 quả, gà trống choai 1 con. Gà làm sạch, lấy phần thân, cho tất cả vào  xoong, thêm 2 bát nước (nếu có nước luộc thịt càng tốt), ninh chín, cho gia vị (xì dầu, hành gừng) vừa ăn. Dùng cho người tỳ vị hư yếu, bồi dưỡng cho phụ nữ sau sinh.

Hạt dẻ ướp đường: hạt dẻ (đã đập bỏ vỏ) 50 - 100g. Giã nghiền vụn, trộn thêm đường, ngày ăn 2 lần. Dùng cho trẻ em chân yếu, chậm biết đi.

Cháo hạt dẻ: hạt dẻ (bóc bỏ vỏ cứng) nghiền nát, liều lượng thích hợp, nấu cháo, thêm đường. Dùng tốt cho trẻ bị tiêu chảy

Hạt dẻ rang: hạt dẻ rang chín một vốc nhỏ, ăn ngày 3 lần. Dùng cho trẻ em viêm loét miệng họng lưỡi.

Kiêng kỵ: Ăn kém chậm tiêu đầy trướng bụng dễ tiêu chảy không nên dùng nhiều.

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật