Hẹp hở van động mạch chủ là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị bệnh

Hẹp hở van động mạch chủ là gì?

Hẹp hở van động mạch chủ bao gồm bệnh hẹp van động mạch chủ và bệnh hở van động mạch chủ:

- Ở bệnh hẹp van động mạch chủ: Van tim trở nên dày và hẹp hơn nên tim phải làm việc nhiều hơn để đẩy máu qua van, vì vậy lượng máu dẫn lưu khắp cơ thể bị ít đi. Bác sĩ có thể nghe thấy tiếng tim đập bất thường.

- Ở bệnh hở van động mạch chủ: Van tim không khép lại đúng mức do vậy một số lượng máu mới vừa được bơm ra liền bị chảy ngược trở lại Qua thời gian tâm thất trái sẽ lớn dần lên vì lượng máu dư này và làm giảm khả năng bơm máu hiệu quả.

Bệnh van động mạch chủ gồm hẹp và hở van động mạch chủ

Bệnh hẹp hở van động mạch chủ gồm hẹp và hở van động mạch chủ

Triệu chứng của bệnh hẹp hở van động mạch chủ

Bệnh nhân mắc bệnh hẹp hở van động mạch chủ thường có các triệu chứng sau:

- Đau ngực hoặc đau thắt ngực

- Ngất

- chóng mặt mệt mỏi

- Khó thở

- Đánh trống ngực

Ngoài ra còn có các triệu chứng khác ít gặp như:

- tim đập nhanh hoặc đập bất thường

- Phù Mắt cá và bàn chân.

Những người bị hở van động mạch chủ mãn tính thường không có dấu hiệu của bệnh trong nhiều năm. Khi tình trạng hở van động mạch chủ trở nên nghiêm trọng hơn, những triệu chứng tương tự nêu trên mới bắt đầu xuất hiện.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây bệnh hẹp hở van động mạch chủ được chia theo hai nhóm đối tượng: trẻ em và người lớn.

Ở trẻ em: do dị tật tim bẩm sinh.

Ở người lớn: do bị viêm nội tâm mạc (nhiễm trùng tim do vi khuẩn), vôi hóa van ở người lớn tuổi, sốt thấp khớp có thể làm tổn thương đến van động mạch chủ.

Các nguyên nhân hiếm gặp khác bao gồm:

- Bị nhiễm phóng xạ

- viêm khớp dạng thấp

- Chấn thương hoặc các bệnh khác 

Hạn chế thực phẩm chứa chất béo, cholesterol

Hạn chế thực phẩm chứa chất béo, cholesterol

Điều trị bệnh

Bệnh hẹp hở van động mạch chủ có thể được hạn chế nếu áp dụng cách điều trị bệnh hở van động mạch chủ và hẹp van động mạch chủ như:

- Kiểm soát huyết áp cao trong máu và hàm lượng cholesterol Bạn nên ăn ít chất béo, dùng các loại thực phẩm ít mặn và ít cholesterol.

- tập thể dục thường xuyên.

- Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn.

- Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc mà không có sự chỉ định, hoặc tự ý bỏ thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật