Khi nào đau mắt đỏ trở nên nguy hiểm và gây ảnh hưởng tới sức khỏe?

Đau mắt đỏ vốn là căn bệnh lành tính nhưng cũng có thể trở nên nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách.

Đau Mắt đỏ tuy có khả năng lây lan nhanh, rất dễ bùng phát thành dịch, nhưng thực chất đây lại là một căn bệnh lành tính. Nếu được điều trị đúng cách, bệnh sẽ khỏi hoàn toàn và không ảnh hưởng đến thị lực. Dẫu vậy, chính những chủ quan trong việc phòng, chữa trị khiến đau mắt đỏ trở thành căn bệnh nguy hiểm, gây nên những biến chứng nặng như viêm loét, thủng giác mạc mù lòa

Sai lầm khi điều trị đau mắt đỏ

Một trong những sai lầm thường gặp trong việc điều trị đau mắt đỏ là người bệnh tự mua thuốc và tra thuốc 'theo hướng dẫn' của người thân, bạn bè. Hầu hết các loại thuốc này đều chứa thành phần chống viêm dùng quá liều có thể gây hại lâu dài cho mắt và người bệnh có thể đối mặt với nguy cơ kháng thuốc cao. Đặc biệt, các loại thuốc có corticoid như Glodexa, Nemydexa, Dexaclor, Polydex… gây giảm miễn dịch mắt, ảnh hưởng đến thị lực, thậm chí dẫn tới mù lòa.

Một số khác lại 'nói không với kháng sinh' và tin tưởng hoàn toàn vào kinh nghiệm dân gian. Những người này cho rằng việc đắp, xông lá trầu không lá dâu… có tác dụng trị đau mắt đỏ Thực tế, phương pháp chữa trị này cũng nguy hiểm không kém việc tự ý dùng kháng sinh Bởi, các loại lá như lá trầu không lá dâu… chứa một lượng lớn tinh dầu nóng.

Khi đắp hoặc xông hơi nếu không cẩn thận có thể gây bỏng giác mạc Thậm chí, phương pháp này còn tăng khả năng nhiễm khuẩn mắt, làm loét giác mạc nếu các loại lá và dụng cụ xông hơi không được vệ sinh sạch sẽ.

Xông lá trầu không không có tác dụng chữa đau mắt đỏ

Xông lá trầu không không có tác dụng chữa đau mắt đỏ

Hiện nay, chưa có bất kì nghiên cứu khoa học nào chứng minh tác dụng chữa bệnh đau mắt đỏ của các loại lá này... Các bác sĩ cho biết, có thể do sau khi xông, người bệnh có cảm giác mắt dễ chịu hơn nên tưởng rằng các loại lá trên có tác dụng chữa bệnh.

Quan niệm uống các loại lá có tính mát như dấp cá rau má giúp giảm đau mắt đỏ cũng là quan niệm sai lầm bệnh đau mắt đỏ là do vi-rút vi khuẩn gây ra, do đó, cần có phương pháp điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Ngoài ra, cần tránh dụi tay vào mắt, dùng tay sờ vào miệng và người khác. Hành động này dễ khiến bệnh thêm nặng và lây lan nhanh chóng.

Khi con bị đau mắt đỏ, cha mẹ cần tránh để bé dùng tay dụi mắt

Khi con bị đau mắt đỏ, cha mẹ cần tránh để bé dùng tay dụi mắt

Những dấu hiệu nguy hiểm

Người bệnh cần đặc biệt lưu ý nếu có những triệu chứng sau đây vì đây là dấu hiệu phải đi gặp bác sĩ càng sớm càng tốt:

- Mắt nhức nhiều và thị lực giảm rõ rệt: Đây có thể là dấu hiệu của viêm màng bồ đào cấp – bệnh rất dễ nhầm lẫn với đau mắt đỏ. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, viêm màng bồ đào cấp có thể diễn biến nặng trở thành viêm mủ nội nhãn Khi đó, khả năng bị mù lòa là rất cao.

Hãy đi khám bác sĩ khi có những dấu hiệu bất thường

Hãy đi khám bác sĩ khi có những dấu hiệu bất thường

- Đau mắt kèm hiện tượng sốt nhẹ đau họng lên hạch ở gáy phía dưới hai tai. Người bệnh chảy nước mắt, sợ ánh sáng, vành mi trên và mi dưới xuất hiện nhiều hột to mọc thành dãy, phát triển nhanh trong vòng 6 ngày không để lại sẹo Có trường hợp, người bệnh đi tiểu rắt, buốt.

Đây là những triệu chứng của bệnh viêm kết mạc - họng - hạch. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây biến chứng về đường hô hấp như viêm phế quản viêm phổi… Người bệnh sốt cao co giật có thể gây tăng nhãn áp dẫn đến mù lòa.

Để phòng bệnh đau mắt đỏ cần tránh đến những nơi tụ tập đông người, có nguy cơ cao lây bệnh như bệnh viện khu vui chơi, bể bơi… Ngoài ra, cần chú ý rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lý nhiều lần trong ngày… Khi có dấu hiệu đau mắt đỏ, không nên tự ý điều trị mà nên đến các cơ sở y tế thăm khám và dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật