Lao xương khớp là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị lao xương khớp
Những phương thuốc Đông y trị bệnh lao phổi cực hay từ địa sâm
Triệu chứng và những hướng điều trị dứt điểm bệnh lao xương khớp
Lao xương khớp là gì?
Lao xương khớp là tình trạng nhiễm khuẩn của hệ thống xương khớp do trực khuẩn lao có tên là Mycobacterium tuberculosis gây ra.
Lao xương khớp được coi là lao thứ phát do vi khuẩn lao sau khi qua phổi hoặc hệ thống tiêu hóa sẽ theo đường máu hoặc bạch huyết đến khư trú tại một bộ phận nào đó của hệ thống cơ xương khớp gây bệnh.
Lao xương khớp là tình trạng nhiễm khuẩn ở hệ thống xương khớp
Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do vi khuẩn lao người có thể gặp vi khuẩn lao bò, rất hiếm gặp vi khuẩn kháng cồn kháng toán không điển hình.
Lao xương khớp thường xuất hiện sau lao sơ nhiễm 2 - 3 năm. Hay thấy sau lao các màng và trước lao các nội tạng
Vi khuẩn lao có thể lan từ phức hợp sơ nhiễm tới bất kỳ xương hoặc khớp nào trong cơ thể. Thông thường vi khuẩn lao tới khớp chủ yếu theo đường máu, ít trường hợp vi khuẩn theo đường bạch huyết, có thể theo đường tiếp cận như lao khớp háng do lan từ ổ áp xe lạnh của cơ thắt lưng.
Tuổi mắc bệnh trước đây đa số là tuổi trẻ < 20. Hiện nay lao xương khớp chủ yếu gặp ở người lớn, lứa tuổi từ 16 - 45 tuổi.
Các yếu tố thuận lợi mắc lao xương khớp:
- Trẻ nhỏ chưa được tiêm phòng lao bằng vaccin BCG.
- Có tiếp xúc với nguồn lây đặc biệt là nguồn lây chính, nguy hiểm, tiếp xúc thường xuyên liên tục.
- Đã và đang điều trị lao sơ nhiễm lao phổi hay một lao ngoài phổi khác.
- Có thể mắc một số bệnh có tính chất toàn thân như: Đái tháo đường, loét dạ dày - tá tràng, cắt 2/3 dạ dày
- Cơ thể suy giảm miễn dịch còi xương suy dinh dưỡng nhiễm HIV/AIDS, suy kiệt nặng.
Nguyên nhân gây lao xương khớp là vi khuẩn lao
Điều trị lao xương khớp
- Điều trị bệnh lao xương khớp bằng phương pháp nội khoa là chính, điều trị sớm, theo đúng nguyên tắc sẽ không để lại biến chứng nguy hiểm cho người bệnh sau này, đồng thời có khả năng chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Giai đoạn tấn công thường phối hợp 4 - 5 loại thuốc chống lao tuỳ mức độ tổn thương.
- Bất động trên nền cứng, không cần bó bột, chỉ bó bột trong lao cột sống cổ.
- Phẫu thuật chỉnh hình
- Hạn chế di chứng, di lệch, biến dạng khớp hoặc giải phóng sự chèn ép tuỷ và rễ thần kinh.
- Dẫn lưu, nạo áp xe lạnh, nạo ổ khớp trong trường hợp bắt buộc.
- Vật lý trị liệu
- Được chỉ định khi những triệu chứng viêm hết. Sau khi bất động vật lý trị liệu giúp phục hồi hoạt động sinh lý của khớp.
- Cảnh báo: Sức khỏe nguy hại vì dị vật "ở lại" trong... (Chủ nhật, 15:00:02 02/08/2020)
- Cảnh báo: Hãy bảo vệ thận của bạn khi còn có thể! (Thứ bảy, 17:00:00 01/08/2020)
- Hết đau lưng trong 7 phút với 8 bài tập yoga đơn giản (Thứ năm, 16:16:03 09/07/2020)
- Người bị bệnh bạch hầu nên ăn và cần kiêng kỵ những món... (Thứ Ba, 00:17:00 07/07/2020)
- BS Đặng Phương Liên: Xử lý tình trạng bong da (Thứ tư, 14:10:00 27/02/2019)
- Phẫu thuật cắt bỏ phổi và những điều bạn nhất định... (Thứ tư, 14:05:04 27/02/2019)
- Rắn lục đuôi đỏ và cách phòng tránh hiệu quả nhất (Thứ tư, 08:55:02 27/02/2019)
- Tổng quan về sốc phản vệ mà không phải ai cũng biết (Thứ Ba, 16:15:09 26/02/2019)
- Cách xử lý vết thương do bị vật nhọn đâm hiệu quả nhất (Thứ Ba, 16:05:08 26/02/2019)
- Tụ cầu khuẩn: Hiểm họa trong mùa nóng nên đề phòng (Thứ Ba, 15:50:07 26/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:04 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:03 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:02 12/02/2023