Mách bạn các triệu chứng của viêm khớp thái dương hàm

Bệnh viêm khớp thái dương hàm có triệu chứng đau hàm, đau nhức trong và xung quanh tai, khó nhai hoặc khó chịu trong khi nhai.

Với các biểu hiện như bạn mô tả có thể là bạn đã bị viêm khớp thái dương hàm. Đây là một bệnh khá phổ biến và có thể gặp ở cả trẻ em Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng gây nhiều phiền hà trong ăn uống ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh.

Có nhiều nguyên nhân gây viêm khớp thái dương hàm như: nhiễm khuẩn sau chấn thương cấp viêm khớp dạng thấp (chiếm 50%) thoái hóa khớp hoặc viêm - thoái hóa thứ phát khớp thái dương hàm. Nguyên nhân do chấn thương cũng luôn được quan tâm tới.

Chấn thương do va đập (tai nạn xe, bị đánh, bị ngã) hoặc do há miệng quá rộng một cách đột ngột làm trật khớp thái dương hàm. Một biến chứng xảy ra viêm khớp thái dương hàm là nghiến răng lúc ngủ hoặc nhai kẹo cao su quá nhiều.

Viêm khớp thái dương hàm cũng có thể do bị trật đĩa khớp (giữa lồi cầu và ổ khớp) hoặc sau nhổ răng đặc biệt là nhổ răng số 7, 8 viêm khớp thái dương hàm cũng hay gặp do răng mọc lệch, mọc chen chúc làm sai khớp cắn.

Viêm khớp thái dương hàm gây đau khớp có thể ở một bên, đôi khi cả hai bên mặt. Phần lớn người bệnh chỉ đau nhẹ, tự nhiên khỏi, nhưng đôi khi bệnh sẽ phát triển đến giai đoạn đau liên hồi, nhất là lúc nhai và hàm dưới khó cử động (cử động bị giới hạn). Triệu chứng phổ biến nhất của viêm khớp thái dương hàm là đau hoặc khó chịu trong khớp hàm hoặc cơ nhai. Có thể gặp tiếng lục cục khi nhai trong khớp thái dương hàm đang bị đau và há miệng khó khăn, đau tăng lên. Khi đã xuất hiện tiếng kêu lục cục lúc nhai là bệnh đã ảnh hưởng đến khớp. Bên cạnh đó có cảm giác mỏi mặt sưng mặt phía bên khớp thái dương hàm bị đau do cơ nhai hoạt động kéo dài liên tục làm cho phì đại cơ nhai.

Đặc điểm của phì đại cơ nhai sẽ làm cho khuôn mặt không đều, một bên phình to (bên khớp bị viêm), một bên bình thường vì thế khuôn mặt trở nên mất cân đối. Một số trường hợp có kèm theo đau tai, đau răng đau đầu ù tai chóng mặt và có vấn đề thính giác.

Trường hợp của bạn khi đau bạn có thể giảm đau khớp và đau cơ bằng các thuốc giảm đau (paracetamol, mobic, diclofenac) và kháng viêm (corticoid) thuốc giãn cơ (myonal). Nên áp dụng thêm các phương pháp vật lý trị liệu như xoa bóp cơ, chườm nóng, chiếu tia hồng ngoại. Cần ăn các loại thức ăn mềm, nhuyễn. Bạn có thể uống thêm thuốc JEX. Trong JEX có chứa UC - II là Collagen Type 2 không biến tính, có tác dụng giảm đau, thúc đẩy sự hình thành và nuôi dưỡng mô sụn tại các khớp.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật