Nấm họng và những điều bạn cần biết về bệnh nấm họng

Nấm candida là thủ phạm gây nên nấm họng, miệng. Loại nấm này thường kí sinh ở miệng, họng, đường tiêu hoá và không phát triển thành bệnh. Nhưng nếu gặp các yếu tố thuận lợi thì nấm Candida sẽ gây bệnh.

Nguyên nhân nấm họng

Bệnh nấm họng do nấm candida thường gặp ở những người phải dùng răng giả đeo hàm răng giả, những người vệ sinh họng - miệng kém và những người phải điều trị xạ trị vùng họng miệng.

 Nấm Candida là nguyên nhân nấm họng

 Nấm Candida là nguyên nhân nấm họng

Bệnh nấm họng cũng thường gặp ở những người có sức đề kháng yếu, những người bị tiểu đường thiếu máu mạn tính, những bệnh nhân gầy yếu, suy kiệt sức khoẻ và những người phải điều trị cocticoid kháng sinh phổ rộng kéo dài.

Đặc biệt, rất hay gặp bệnh nấm họng ở những người nhiễm HIV/AIDS.

Triệu chứng nấm họng

Triệu chứng nấm họng do nấm candida gây nên là người bệnh thấy đau nhói ở vùng họng - miệng cơn đau không ảnh hưởng nhiều đến việc nuốt nhưng lại gây khó chịu.

Triệu chứng nấm họng

Triệu chứng nấm họng

Khi người bệnh tự há miệng ra có thể dễ dàng nhìn thấy những đám trắng, mỏng, mềm như lớp bựa trên niêm mạc Những đám trắng như bựa này dễ dàng được gạt đi bằng que bông, niêm mạc bị đỏ, xung huyết nhưng không có các vết trợt, loét. Khi có những triệu chứng nấm họng này, người bệnh nên nghĩ đến nguy cơ bị nấm để đến bệnh viện khám, xét nghiệm chính xác căn nguyên có phải do nấm Candida gây ra hay không.

Điều trị nấm họng

Tùy theo mức độ bệnh sức đề kháng của người bệnh, bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp và các thuốc điều trị nấm họng.

Thông thường điều trị nấm họng sẽ dùng kháng sinh chống nấm toàn thân hoặc tại chỗ, hoặc phối hợp cả hai phương pháp (như dùng clotrimazol Nystatin amphotericin B, fluconazol...). Tuy nhiên, hầu hết các chất có thể làm suy giảm sự xâm nhiễm của nấm cũng có tác dụng phụ nặng nề đối với cơ thể người bệnh. Vì vậy, việc sử dụng các thuốc điều trị nấm họng phải có sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ.

Điều trị nấm họng

Điều trị nấm họng

Phải tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, bởi nấm Candida thường rất dễ tái phát, do vậy, luôn phải điều trị nấm họng triệt để, đủ liều, đủ thời gian, loại bỏ các yếu tố thuận lợi và vệ sinh miệng, họng thường xuyên.

Với những người thuộc nhóm nguy cơ cao dễ mắc nấm họng, cần phải kết hợp chế độ ăn uống và thể dục thể thao để nâng cao thể trạng, tăng sức đề kháng cho cơ để. Không hút thuốc lá và vệ sinh răng miệng sạch sẽ cũng là những yếu tố có thể phòng được nấm họng.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật