Nguyên nhân gặp ác mộng ở người lớn không thể không biết

Ăn khuya, uống các thuốc an thần, thần kinh hay rối loạn căng thẳng sau sang chấn... là những nguyên nhân gây ác mộng khi ngủ.

Nhiều người gặp ác mộng do ăn khuya hoặc ăn vặt trước khi đi ngủ, bởi điều này thúc giục và làm tăng cường các hoạt động chuyển hóa trong cơ thể, khiến bộ não phải làm việc ngay cả khi họ đang ngủ để đảm bảo quá trình chuyển hóa được diễn ra trọn vẹn. Việc uống một số loại thuốc nhất định trước khi đi ngủ cũng có thể góp phần làm tăng tần suất gặp ác mộng.

Nghiên cứu đã cho thấy những loại thuốc gây tác động hóa học lên bộ não chẳng hạn như thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc an thần có mối liên hệ nhất định với khả năng gặp ác mộng của con người. Ngay cả vài loại thuốc không gây ảnh hưởng đến tâm lý người dùng - chẳng hạn như thuốc trị cao huyết áp - cũng vẫn có tác dụng quấy nhiễu các hoạt động trong cơ thể người và làm tăng nguy cơ gặp ác mộng.

Quá trình cai nghiện đối với một số loại thuốc hay chất kích thích nhất định - bao gồm rượu bia các loại đồ uốngcồn và thuốc an thần - cũng có thể kích hoạt khả năng gặp ác mộng. Nếu nhận thấy mình gặp ác mộng thường xuyên hơn kể từ khi thay đổi hoặc ngừng sử dụng một hay vài loại thuốc hoặc đồ uống nào đó, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn.

Nếu gặp ác mộng thường xuyên, bạn nên đến gặp bác sĩ để tư vấn

Nếu gặp ác mộng thường xuyên, bạn nên đến gặp bác sĩ để tư vấn

Tình trạng mất ngủ thường xuyên cũng là một tác nhân gây ác mộng ở người lớn, khiến cho họ vốn đã không ngủ đủ giờ nay lại càng mất ngủ hơn. Và đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến các chứng rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng khác.

Ngoài ra, các cơn ác mộng cũng có thể được kích hoạt bởi những tác nhân tâm lý. Chẳng hạn, những người hay lo âu hoặc trầm cảm thường dễ gặp ác mộng hơn so với người bình thường.

Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tình trạng gặp ác mộng là chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn (Post-Traumatic Stress Disorder - PTSD), khiến cho người bệnh thường xuyên trải nghiệm biến cố gây sang chấn một cách lặp đi lặp lại trong những giấc mơ.

Những người mắc phải các chứng rối loạn giấc ngủ cũng dễ trở thành nạn nhân của các cơn ác mộng, chẳng hạn như chứng ngưng thở khi ngủ, hoặc hội chứng rung chân - hay còn gọi là chân không yên (Restless Legs Syndrome - RLS), hiện tượng hai chân của người ngủ luôn trong trạng thái muốn vận động do vài rối loạn trong hệ thần kinh dễ gây gián đoạn giấc ngủ

Nếu tất cả những điều trên không phải là nguyên nhân gây ra các cơn ác mộng của bạn, chỉ còn một khả năng là bạn đang là bệnh nhân của một loại rối loạn giấc ngủ được đặc trưng bởi tình trạng gặp ác mộng kinh niên. Nếu trong nhà có nhiều người thân thường xuyên gặp ác mộng do chứng rối loạn này, bạn cũng có nhiều nguy cơ mắc phải tình trạng tương tự.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật