Những lưu ý về dạ dày, nhu động ruột khi dùng thuốc ở trẻ em
Ăn sáng, uống nước, đi ngủ vào đúng những lúc này thì dạ dày, tim mạch đều cực khỏe
3 thói quen buổi sáng tổn thọ tàn phá dạ dày của bạn, nhất là điều thứ 2
Tương tác thuốc ở cơ thể trẻ em có những nét khác biệt cơ bản với người lớn vì trẻ đang trong quá trình phát triển, mức độ trưởng thành của các tổ chức cũng chưa hoàn thiện. Tùy theo tình trạng, điều kiện cụ thể mà bác sĩ sẽ có chỉ định cách đưa thuốc vào cơ thể khác nhau.
Với đường uống: thuốc sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố của đường tiêu hóa như dịch tiêu hóa, độ rỗng của dạ dày nhu động ruột, trong đó đáng chú ý mức độ bài tiết dịch vị và acid HCl ở trẻ em tính theo kilôgam thể trọng thấp hơn rất nhiều so với người lớn, nhất là ở trẻ thiếu tháng và trẻ sơ sinh Mức độ này chỉ đạt được độ tương đối ổn định khi trẻ trên 2 tuổi.
Bên cạnh đó tốc độ làm rỗng dạ dày ở trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh rất chậm, khoảng 6 - 8 tháng mới đạt được như người lớn, vì vậy phần lớn các thuốc dùng đường uống cho trẻ dưới 8 tháng tuổi sẽ hấp thu chậm hơn, do vậy ở lứa tuổi này người ta khuyến cáo nên dùng đường tiêm tĩnh mạch để thuốc hấp thu tối đa và ổn định hơn.
Với đường tiêm bắp: trẻ nhỏ cơ bắp chưa phát triển, lưu lượng máu tới cơ vẫn còn thấp, vì vậy khả năng hấp thu chậm; hơn nữa tiêm bắp cũng gây một điều phiền toái khác là làm trẻ rất đau vì vậy khuyến cáo là hạn chế dùng cách đưa thuốc này.
Với đường trực tràng (đặt hậu môn): có ưu điểm trong các trường hợp trẻ bị nôn hoặc các trường hợp mà trẻ không uống thuốc được. Hấp thu qua đường trực tràng khá tốt và nhanh, nên cần lưu ý đến tình trạng ngộ độc thuốc có thể xảy ra nếu không tính toán liều cẩn thận. Và khi trẻ bị tiêu chảy thì không được dùng thuốc qua đường trực tràng.
Đường hấp thu qua da: với trẻ em cũng hay được dùng, nhưng da trẻ rất mỏng nên khả năng hấp thu qua da rất lớn. Nếu da bị tổn thương khả năng hấp thu càng tăng, do đó dễ dẫn đến ngộ độc; ngoài ra, da trẻ em rất nhạy cảm nên cần để ý đến các phản ứng kích thích tại chỗ.
Hấp thu qua niêm mạc hô hấp: ngày nay với các thuốc dạng xịt khí dung thì phương thức này càng được sử dụng nhiều do niêm mạc hô hấp mỏng, nhiều mạch máu nên khả năng hấp thu thuốc tốt. Tuy nhiên, nếu dùng nhiều các thuốc co mạch sẽ làm tổn thương niêm mạc đường hô hấp
- Cảnh báo: Sức khỏe nguy hại vì dị vật "ở lại" trong... (Chủ nhật, 15:00:06 02/08/2020)
- Cảnh báo: Hãy bảo vệ thận của bạn khi còn có thể! (Thứ bảy, 17:00:06 01/08/2020)
- Hết đau lưng trong 7 phút với 8 bài tập yoga đơn giản (Thứ năm, 16:16:06 09/07/2020)
- Người bị bệnh bạch hầu nên ăn và cần kiêng kỵ những món... (Thứ Ba, 00:17:08 07/07/2020)
- BS Đặng Phương Liên: Xử lý tình trạng bong da (Thứ tư, 14:10:07 27/02/2019)
- Phẫu thuật cắt bỏ phổi và những điều bạn nhất định... (Thứ tư, 14:05:08 27/02/2019)
- Rắn lục đuôi đỏ và cách phòng tránh hiệu quả nhất (Thứ tư, 08:55:08 27/02/2019)
- Tổng quan về sốc phản vệ mà không phải ai cũng biết (Thứ Ba, 16:15:06 26/02/2019)
- Cách xử lý vết thương do bị vật nhọn đâm hiệu quả nhất (Thứ Ba, 16:05:05 26/02/2019)
- Tụ cầu khuẩn: Hiểm họa trong mùa nóng nên đề phòng (Thứ Ba, 15:50:09 26/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:09 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:07 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:05 12/02/2023