Phòng tránh rối loạn tiền đình như thế nào để bệnh không ghé thăm?

Thời tiết giao mùa, sức đề kháng kém cộng với những căn bệnh mạn tính thường gặp như: huyết áp, tim mạch... khiến cho nhiều người thường xuyên bị chóng mặt, quay cuồng, hoa mắt, ù tai, buồn nôn... Đó là những biểu hiện của chứng rối loạn tiền đình. Bệnh tuy không trực tiếp gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân nhưng rất hay tái phát, gây khó chịu, làm ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống.

Tiền đình là vùng nằm ở phía sau ốc tai (hai bên), là một hệ thống có vai trò quan trọng trong duy trì tư thế, dáng bộ, phối hợp cử động mắt, đầu và thân mình.Có hai loại rối loạn tiền đình: rối loạn tiền đình ngoại biên và rối loạn tiền đình trung ương.

Rối loạn tiền đình ngoại biên

Thường gặp các dạng dưới đây:

Chóng mặt: Đây là triệu chứng hay gặp nhất. Cơn chóng mặt thường ngắn, xảy ra khi thay đổi tư thế đầu, tư thế nằm, ngồi; thường mắc phải sau chấn thương đầu viêm mê đạo (thuộc vùng ốc tai) do siêu vi, tắc mạch máu ở vùng sau cổ. Chóng mặt hay xảy ra ở những người làm việc văn phòng, ngồi nhiều trong phòng lạnh và tiếp xúc thường xuyên với máy tính. Vì ngồi nhiều trong phòng lạnh, vùng cột sống cổ dễ bị nhiễm lạnh lâu ngày làm co thắt động mạch cột sống thân nền, dẫn đến rối loạn tiền đình ngoại biên.

 Bệnh Menière: Biểu hiện chóng mặt nặng kèm theo nôn ói kéo dài ù tai nặng tai giảm thính lực một hoặc cả hai bên tai (nếu bị tái phát nhiều lần).

Chóng mặt sau chấn thương sọ não, kèm nặng đầu, khó tập trung choáng váng hồi hộp, sợ ánh sáng...

Các dạng bệnh tiền đình ngoại biên khác như: viêm tai xương chũm mạn tính, xơ cứng tai, các loại thuốc gây tổn thương tiền đình - ốc tai như: một vài loại thuốc kháng sinh thuốc lợi tiểu thuốc chống ung thư thuốc giảm đau rượu xạ trị

Rối loạn tiền đình trung ương

Là do tổn thương trong não gây ra. Đây là bệnh lý thường gặp nhất với những biểu hiện của tình trạng thiểu năng tuần hoàn não Khi mắc bệnh, người bệnh thường đi đứng khó khăn, khi thay đổi tư thế hay bị choáng váng, chóng mặt, đôi khi khó tập trung, mau quên, thỉnh thoảng kèm theo nôn ói. Rối loạn tiền đình trung ương là do có sự tổn thương nhân tiền đình, tổn thương đường liên hệ của các nhân dây tiền đình ở thân não, tiểu não.

Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng của bệnh thường nhẹ như mất ngủ người mệt mỏi vì thế ít bệnh nhân để ý điều trị bệnh. Thời gian sau, những người bị rối loạn tiền đình sẽ thấy mọi vật xung quanh nhưng sẽ có cảm giác không bình thường, trở mình thấy lao đao, ngồi dậy khó khăn, nhất là vào buổi đêm về sáng. Nhiều người bị mất thăng bằng, dễ ngã, thậm chí nếu cơn nặng, họ chỉ nằm được ở một tư thế, không ngồi dậy nổi buồn nôn và có thể nôn dữ dội gây mất nước điện giải, mở mắt ra sẽ thấy mọi vật quay cuồng, đảo lộn.  

Bệnh nhân ở thể nhẹ thường tỉnh táo, đầu không đau nhức nhưng nặng trĩu như bị nén, ép lại; sợ ánh sáng, tiếng động và sự thay đổi tư thế, muốn tìm sự yên tĩnh; mạch thường nhanh huyết áp hạ, người mệt lả. Hội chứng rối loạn tiền đình nếu không điều trị tích cực sẽ kéo dài, tái diễn liên tục, để lại những di chứng mất thăng bằng, lảo đảo, mắt mờ nhòe, chân tay tê bì, run rẩy, suy yếu mệt mỏi một thời gian, ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe

Tùy theo nguyên nhân gây rối loạn tiền đình, bác sĩ sẽ có hướng điều trị thích hợp: Nếu bị viêm tai giữa thì tùy theo mức độ mà điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật, còn các cơn chóng mặt theo tư thế thì dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, hoặc luyện tập tiền đình (do bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn) để cơ thể quen dần với các tư thế, tránh bị choáng váng, chóng mặt.

Chủ động phòng bệnh bằng cách tập thường xuyên

Luyện tập động tác với đầu và cổ: Ngửa đầu ra sau, cúi đầu xuống, nghiêng đầu sang phải và sang trái hết cỡ. Quay đầu tròn chữ O bên phải rồi bên trái (khoảng 10-15 lần). Nằm ngửa trên giường, để một tay ở đỉnh đầu, một tay dưới cằm, thật mềm cổ, vặn cằm về bên trái, rồi về bên phải, có tiếng kêu răng rắc là tốt. Sau đó, lồng các ngón tay với nhau để vào sau gáy, kéo mạnh gập cằm về phía ngực (khoảng 10 lần).

Dùng tay xoa mặt, mắt, tai: Hai bàn tay miết mạnh vào nhau cho nóng, xoa đều vào mặt, hốc mắt và tai để tác động vào các nút thần kinh tai, mắt, mặt (khoảng 10 lần).

Tập thể dục như bình thường, vừa sức nhưng phải làm được 3 động tác cơ bản: Chạy đi chạy lại nhẹ nhàng 8-10 phút. Đứng hơi dạng hai chân, cúi người xuống, đầu ngón tay chạm vào ngón chân cái, vung hai tay và quay mặt về bên trái rồi về bên phải hết cỡ (nhớ là quay cả mặt). Làm 10 lần.

Bên cạnh việc tập thể dục đều đặn, người bệnh cần điều chỉnh các thói quen, lối sống: để đèn ngủ sáng; không ngồi liên tục quá lâu, nhất là ngồi máy tính; hạn chế uống rượu cà phê thuốc lá; tránh tiếp xúc với các chất liệu hoặc thực phẩm có mùi vị kích thích; tránh thay đổi tư thế đột ngột; không lái xe hoặc điều khiển máy móc có động cơ mạnh; giảm thiểu căng thẳng lo âu hoảng hốt; tránh leo trèo cao; không đọc sách báo khi ngồi trên ôtô; ngồi hoặc nằm ngay khi cảm thấy chóng mặt.

Tuy nhiên, nếu thấy một trong những triệu chứng: cơn nhức đầu bất thình lình; mờ mắt, nhìn sự vật không rõ; giảm thính giác; mất định hướng với không gian và thời gian; nói khó khăn; tay chân run rẩy, yếu; bất tỉnh nhân sự; cảm thấy lảo đảo muốn té ngã; thấy tê dại các đầu ngón chân tay; đau ngực hoặc nhịp tim nhanh chậm bất thường thì ngay lập tức cần đi khám để được bác sĩ tư vấn và điều trị vì các dấu hiệu đó có thể báo hiệu các bệnh nặng như tai biến động mạch não, u bướu não...

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật