Quai bị dễ nhầm với viêm tuyến nước bọt, nên hãy thận trọng

Cùng với sự gia tăng các bệnh đường hô hấp, tiêu chảy ở trẻ em trong mùa nắng nóng, bệnh quai bị cũng đã bắt đầu xuất hiện. Dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh dễ để lại di chứng nặng nề như vô sinh. Ngoài ra, biểu hiện của bệnh cũng dễ nhầm với bệnh viêm tuyến nước bọt. Người bệnh cần phân biệt được để tránh những tai biến đáng tiếc có thể xảy ra.

Dễ nhầm với viêm tuyến nước bọt

Bệnh quai bị do virut quai bị thuộc nhóm Paramyxo virut gây nên. Bệnh lây truyền theo đường hô hấp qua các bụi nước của hơi thở, truyền trực tiếp từ người bệnh sang người lành. Bệnh phổ biến ở nhiều nơi, có khi bùng lên thành dịch ở những nơi tập trung đông người (nhà trẻ, trường học).

Khi mắc bệnh, bệnh nhân sốt 38 - 39 độ C đau đầu chán ăn khó nuốt khó nói đau nhức các khớp xương Vùng tuyến nước bọt mang tai sưng to, lan ra vùng trước tai, mỏm chũm, lan xuống dưới hàm. Thăm khám không thấy có mủ chảy ra ở miệng ống Stenon.

Da vùng sưng có màu sắc bình thường, không nóng đỏ và có tính đàn hồi. Thường sưng cả 2 bên tuyến nước bọt mang tai, có khi chỉ sưng 1 bên. Song song với các tổn thương ở tuyến nước bọt, virut quai bị còn làm tổn thương ở ngoài tuyến nước bọt gây viêm tinh hoàn viêm màng não viêm não viêm tụy cấp

viêm thanh khí phế quản viêm phổi kẽ viêm đa khớp hoặc biểu hiện ở các cơ quan khác như tuyến lệ tuyến ức tuyến giáp tuyến vú, buồng trứng Các tổn thương này thường có các triệu chứng không điển hình, diễn biến lành tính.

Còn bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai đơn thuần do các loại vi khuẩn Staphylococcus aureus, do virut Iryfluenza, Parainfluenza, coxsackie... gây nên hoặc do sỏi làm tắc ống dẫn tuyến nước bọt cũng gây viêm. Bệnh thường chỉ tổn thương tại tuyến nước bọt, diễn biến lành tính, tự khỏi hoặc cũng có trường hợp chuyển sang viêm mạn tính phì đại tuyến.  

Khi mắc viêm tuyến nước bọt người bệnh thấy vùng tuyến nước bọt mang tai sưng to, sưng lan rộng ra xung quanh tuyến, da vùng tuyến sưng tấy đỏ đau nói và nuốt đau, có hạch viêm phản ứng ở góc hàm hoặc sau tai cùng bên; sốt 38 - 39 độ C, ấn  vùng tuyến mang tai thấy có mủ chảy ra ở miệng ống Stenon. Bệnh có tính chất đơn lẻ, cơ hội, thường xuất hiện khi có viêm nhiễm khác ở vùng miệng và mũi họng, không lây thành dịch.

Có thể gây ra biến chứng

Khi mắc quai bị, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh nhân có thể bị những biến chứng nguy hiểm, như:

Viêm tinh hoàn: Thường gặp ở tuổi dậy thì hiếm gặp ở trẻ em dưới 2 tuổi và người lớn trên 40 tuổi, xuất hiện sau khi sưng tuyến mang tai 1 - 2 tuần. Bệnh nhân đau tinh hoàn sắp sưng, sau đó tinh hoàn sưng to gấp 3 - 4 lần bình thường.

Thường thì sưng 1 bên, cũng có thể sưng 2 bên, sau 2 tuần mới hết sưng. Sau 2 tháng mới đánh giá được tinh hoàn có teo hay không. Tỷ lệ teo tinh hoàn do quai bị là 30 - 40%. Nếu bị teo tinh hoàn 2 bên thì khả năng vô sinh rất cao.

Viêm buồng trứng: Chiếm 7% các trường hợp mắc bệnh ở tuổi sau dậy thì (hiếm khi vô sinh). Nếu nhiễm bệnhphụ nữ mang thai 3 tháng đầu có khả năng gây dị dạng thai sảy thai Nhiễm bệnh vào 3 tháng cuối có thể tăng nguy cơ thai chết lưu hoặc sinh non

Viêm não hoặc viêm màng não: Thường xuất hiện sau 7-10 ngày với triệu chứng nhức đầu nghiêm trọng và cứng cổ.

Điều trị quai bị thế nào?

Khi trẻ có các dấu hiệu quai bị, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để chẩn đoán xác định. Nếu đúng là quai bị, bác sĩ sẽ hướng dẫn cha mẹ cách chăm sóc trẻ ở nhà:

Hạ nhiệt cho trẻ bằng cách lau mình trẻ bằng nước ấm (không được lau bằng nước lạnh). Có thể cho dùng Paracetamol để hạ sốtgiảm đau theo chỉ định của bác sĩ. Cho uống nhiều nước và súc miệng bằng nước muối sinh lý hay nước súc miệng có bán tại các hiệu thuốc nhằm chống khô miệng Cần cho trẻ ăn loãng hoặc ăn bằng ống hút nếu trẻ nuốt khó.

Chườm nóng bên má bị sưng đau. Không cho trẻ nô đùa chạy nhảy vì những hoạt động này rất dễ dẫn đến biến chứng ở tinh hoàn.

Khi trẻ có những biểu hiện biến chứng cần nhanh chóng đưa trẻ tới cơ sở y tế để được xử lý kịp thời

Tiêm vaccin phòng bệnh

Biện pháp phòng bệnh quai bị hữu hiệu nhất là tiêm vaccin. Vaccin phòng bệnh quai bị có tác dụng kích thích cho trẻ em sản sinh kháng thể kháng quai bị kháng thể đạt mức độ cao nhất sau khi tiêm chủng 6 - 7 tuần.

Số lần tiêm: Nếu bắt đầu tiêm từ 9 tháng tuổi: tiêm 3 lần, lần 1 lúc 9 tháng tuổi, lần 2 sau lần 1 sáu tháng, lần 3 khi trẻ từ 4-12 tuổi. Nếu bắt đầu tiêm từ 12 tháng tuổi: tiêm 2 lần, lần 1 lúc 12 tháng tuổi lần 2 từ 4-12 tuổi.            

Tiêm chủng khẩn cấp được chỉ định cho trẻ từ 12 tháng tuổi, trẻ vị thành niên và người lớn nếu đã có tiếp xúc với bệnh nhân quai bị nhưng chưa có tiền sử mắc quai bị và chưa được tiêm chủng theo lịch phòng bệnh quai bị Trong trường hợp không có chống chỉ định, vaccin cần được tiêm không muộn hơn 72 giờ kể từ khi có tiếp xúc với bệnh nhân.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật