Rối loạn chuyển hóa và những nguy cơ của căn bệnh bạn nên biết

Kỳ I: Sự nguy hiểm của hội chứng chuyển hóa

Cùng với nhiều bệnh lý khác của cơ thể hội chứng chuyển hóa là một trong những mối đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe người cao tuổi bởi nhiều biến chứng nghiêm trọng hội chứng chuyển hóa đặc trưng bởi sự xuất hiện đồng thời một loạt các yếu tố nguy cơ tim mạch và chuyển hóa, với bệnh cảnh lâm sàng và sinh lý bệnh phức tạp. Người cao tuổi cần có những hiểu biết cần thiết để phòng ngừa và điều trị bệnh được tốt hơn.

Hội chứng chuyển hóa là gì?

Trong những năm gần đây, thuật ngữ hội chứng chuyển hóa (HCCH) đã trở thành chủ đề rất được chú ý và quan tâm. Thành phần chủ yếu của HCCH là rối loạn dung nạp đường glucose đề kháng insulin béo bụng (hay còn gọi là béo tạng), rối loạn lipid máu gây vữa xơ động mạch và tăng huyết áp Gần đây nhất, Liên đoàn đái tháo đường (ĐTĐ) quốc tế đã đưa ra một định nghĩa mới, coi béo bụng (béo trung tâm) là một tiêu chuẩn bắt buộc và lần đầu tiên đưa ra các mốc xác định vòng bụng cho các dân tộc khác nhau. Tiêu chuẩn để chẩn đoán HCCH bao gồm béo trung tâm (tiêu chuẩn cho các nước Đông Nam Á là vòng bụng trên 90cm ở nam giới hay trên 80cm ở nữ giới) và bất cứ 2 trong các tiêu chuẩn sau đây:

Rối loạn chuyển hóa là căn bệnh rất dễ gặp phải

Rối loạn chuyển hóa là căn bệnh rất dễ gặp phải

1. Đường máu lúc đói trên 5,6mmol/l (trên 100mg/dl) hoặc đã được chẩn đoán ĐTĐ týp 2 trước đó.

2. Tăng triglycerid máu trên 1,7mmol/l (trên 150mg/dl) hoặc đang điều trị đặc hiệu dạng rối loạn lipid này.

3. Giảm HDL-cholesterol  dưới 1,0mmol/l (dưới 40mg/dl) ở nam giới;   dưới 1,3mmol/l (dưới 50mg/dl) ở nữ giới hoặc đang điều trị đặc hiệu dạng rối loạn lipid này.

4 huyết áp tâm thu trên 130mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương  trên 85mmHg hoặc đang điều trị tăng huyết áp đã được chẩn đoán từ trước.

Các dạng bệnh của HCCH: béo phì tăng nồng độ insulin huyết tương, rối loạn dung nạp glucose và ĐTĐ týp 2. Đề kháng insulin và những hậu quả của nó là một quá trình bệnh học cơ bản quan trọng trong HCCH. Ngoài rối loạn dung nạp glucose, đề kháng insulin được cho là gây ra tăng huyết áp, tiểu vi đạm niệu rối loạn lipid máu gây vữa xơ động mạch và tăng hoạt hóa hệ thống thần kinh giao cảm. Đây là những bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi và có nguy cơ gia tăng không chỉ ở thành thị mà cả ở vùng nông thôn.

Hội chứng chuyển hóa gây ra những nguy cơ nào? 

HCCH làm tăng nguy cơ bị bệnh lý tim mạch và mạch máu não cũng như làm tăng tỷ lệ tử vong do các nguyên nhân này. Các thành phần của HCCH đều là các yếu tố nguy cơ tim mạch, do vậy HCCH được dự báo là làm tăng tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch cũng như các biến chứng nặng đe dọa đến tính mạng người bệnh. Vì các thành phần này thường xuất hiện cùng với nhau, mỗi yếu tố nguy cơ đơn lẻ lại có tác động qua lại với nhau làm thúc đẩy nguy cơ chung của HCCH tăng lên một cách đáng kể. HCCH làm tăng tỷ lệ mắc bệnh lý tim mạch lên gần gấp 2 lần so với những người không có HCCH.

Bệnh nhân mắc HCCH có tỷ lệ mắc bệnh động mạch vành (ĐMV) và đột qụy cao hơn gấp 3 lần so với những người không có HCCH. Hội chứng này đã làm tăng một cách rõ rệt tỷ lệ tử vong do nguyên nhân chủ yếu là bệnh tim thiếu máu cục bộ (bệnh ĐMV).

Khi đi cùng nhau, các thành phần của HCCH có thể có các tác dụng cộng hưởng với nhau như béo phì làm tăng đề kháng insulin, ĐTĐ týp 2 và tăng huyết áp. Cả ĐTĐ týp 2 và tăng huyết áp đều được biết là các yếu tố nguy cơ của bệnh ĐMV và quá trình vữa xơ động mạch nói chung...

Một số thành phần của HCCH và các tình trạng bệnh lý này làm tăng hoạt động của hệ thống thần kinh giao cảm. Các bằng chứng cho thấy insulin là một yếu tố kích thích thần kinh giao cảm rất mạnh. Mặt khác, hệ thống thần kinh giao cảm có thể gây kháng insulin thông qua các tác dụng trên mạch máu, co thắt mạch máu ở cơ xương làm tăng insulin...

Do vậy, đề kháng insulin và hoạt hóa thần kinh giao cảm nối kết với nhau qua cơ chế điều hòa ngược dương tính. Cho dù cơ chế là gì thì hoạt hóa thần kinh giao cảm trong HCCH đã góp phần gây tổn thương hệ thống tim mạch. ăng hoạt hệ thống thần kinh giao cảm làm cho chuyển hóa của tế bào cơ tim bị ảnh hưởng, làm tăng thể tích tế bào cơ tim và phì đại tim với bất kỳ trị số huyết áp nào, có tác dụng gây rối loạn nhịp do vậy làm tăng tỷ lệ đột tử tăng áp lực tâm thu và tâm trương thông qua sự co thắt mạch và sự dày lên của thành động mạch

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật