Suy tim, kiêng cữ và chữa thế nào dể bệnh nhanh khỏi?

Suy tim có suy tim trái, suy tim phải, suy tim toàn bộ. Suy tim trái thường xảy ra ở người thiếu máu, tăng huyết áp lâu ngày, nhồi máu cơ tim, loạn nhịp tim, hở van 2 lá, hở van động mạch chủ, basedow…

Mẹ cháu năm nay 60 tuổi, gần đây, mẹ cháu hay kêu mệt, thỉnh thoảng đau nhói ngực, nhất là khi làm việc nặng, có khi thấy khó thở. Cách đây khoảng một tuần, mẹ cháu đi khám và bác sĩ nói mẹ cháu bị suy tim. Xin hỏi nguyên nhân do đâu? Bệnh của mẹ cháu có phải kiêng gì? Gia đình cháu rất lo lắng và không biết chữa ở đâu là tốt?

Suy tim có suy tim trái suy tim phải, suy tim toàn bộ suy tim trái thường xảy ra ở người thiếu máu tăng huyết áp lâu ngày nhồi máu cơ tim loạn nhịp tim hở van 2 lá, hở van động mạch chủ, basedow… suy tim phải xảy ra sau hẹp van 2 lá, bệnh hen lâu năm viêm phế quản mạn tính suy tim toàn bộ là giai đoạn cuối cùng của suy tim trái, phải không chữa trị hiệu quả, để quá lâu ngày.

Người bệnh suy tim thường có những biểu hiện như: khó thở khi làm nặng, leo cầu thang, khi nghỉ ngơi thì giảm rõ. Đôi lúc ngồi cũng thấy khó thở khó thở về đêm, cơ thể mệt yếu đuối đau ngực và hồi hộp là những triệu chứng phụ. Bác sĩ khám tim sẽ nghe được tiếng thổi bất thường của hư van tim đập nhanh đôi lúc trên 120 lần/phút, đập không đều…, phổi có ran. Sờ nắn bụng thấy gan to, ấn đau

Thường có phù ấn lõm hai bên chân. Xquang tim phổi cho thấy tim to sung huyết, siêu âm tim thấy tim to, có tổn thương van tim… Điều trị suy tim bao gồm điều trị nội khoa (bằng thuốc), điều trị can thiệp và phẫu thuật tùy mức độ cụ thể của bệnh mà các bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp thích hợp. Người bệnh suy tim cần phải nghỉ ngơi, tránh lao động nặng, tránh stress tránh vui buồn quá mức chế độ ăn nhạt… Mẹ bạn cần được khám và điều trị ở các bệnh viện có chuyên khoa tim mạch hoặc Trung tâm tim mạch.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật