Tác hại khi lạm dụng thuốc nhỏ mũi cho trẻ, chưa biết chớ bỏ qua

Thời tiết chuyển mùa, bệnh viêm mũi và viêm mũi dị ứng tăng mạnh, đặc biệt ở trẻ em. Việc lạm dụng thuốc nhỏ mũi, nhất là naphazolin sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, thậm chí gây nguy hiểm cho trẻ.

Tác dụng của thuốc

Từ lâu, naphazolin được biết đến là một dược chất chống nghẹt mũi có tác dụng nhanh và kéo dài hơn một số loại thuốc khác. Vì vậy, naphazolin được dùng để giảm triệu chứng và giảm sung huyết trong các trường hợp viêm mũi cấp hoặc mạn tính viêm xoang dị ứng hoặc viêm mũi do cảm lạnh

Khi sử dụng thuốc nhỏ mũi naphazolin, do chúng là thành phần chính có trong thuốc sẽ giải phóng adrenalin, gây co mạch tại chỗ trong vòng 10 phút. Đồng thời, thuốc sẽ có tác dụng giãn các vi mạch tại niêm mạc mũi, hạn chế lưu lượng máu qua mũi, do đó làm giảm sung huyết và làm giảm phù nề niêm mạc cho nên dễ thở một cách nhanh chóng. Hơn nữa, mỗi lần nhỏ, thuốc có tác dụng kéo dài trong vòng 2 - 6 giờ nên được khá nhiều người lựa chọn sử dụng và nguy hiểm hơn là thuốc vì thế rất dễ bị lạm dụng. Vì lạm dụng thuốc nhỏ mũi naphazolin cho nên nhiều trẻ đã bị các tác dụng phụ (tác dụng không mong muốn) do dùng thuốc này.

Naphazolin nhỏ mũi ngoài cho tác dụng tại chỗ (niêm mạc mũi) còn gây tác dụng toàn thân (nếu lạm dụng) gây nên một số tác dụng không mong muốn như nhức đầu chóng mặt hồi hộp. Một số trường hợp có thể ảnh hưởng nặng hơn đến mũi, đó là gây teo mũi, thậm chí thủng vách ngăn mũi của trẻ. Một tác dụng xấu khác do việc lạm dụng thuốc bởi nhỏ thuốc vào mũi liên tục không những làm mất tác dụng chống sung huyết mũi (chống nghẹt thở) mà còn dẫn đến tình trạng “sung huyết hồi phát”, có nghĩa là sung huyết mạnh hơn gây nghẹt mũi nhiều hơn, đặc biệt gây ngộ độc hệ tim mạch hệ thần kinh với các biểu hiện như chóng mặt, nhức đầu, vã mồ hôi run rẩy, tăng huyết áp nhịp tim nhanh. Nếu bố mẹ không kịp đưa trẻ đến bệnh viện cấp cứu, trẻ có thể bị co giật xuất huyết não thở chậm hoặc ngừng thở, nguy hiểm đến tính mạng.

Cách nhận biết ngộ độc thuốc nhỏ mũi naphazolin ở trẻ: Thông thường khoảng 30 phút đến 1 giờ sau khi nhỏ mũi dung dịch naphazolin, trẻ trở nên li bì, giảm trương lực cơ mệt mỏi da xanh tái, giảm các phản xạ tim đập chậm, một số trẻ kèm theo vã mồ hôi chân tay lạnh. Các biểu hiện này kéo dài vài ba giờ đến nửa ngày. Đặc biệt, triệu chứng kéo dài nhất là li bì và giảm trương lực cơ. Hiện nay chưa có thuốc giải độc đặc hiệu nên chỉ điều trị triệu chứng. Trường hợp nặng, cán bộ y tế có thể sử dụng corticoid như depersolon tiêm tĩnh mạch chậm, cho thở ôxy khi trẻ tím tái nhiều... Trường hợp nhẹ không cần dùng thuốc gì mà các triệu chứng cũng hết, chỉ cần theo dõi các diễn biến của trẻ và không được dùng naphazolin nữa.

Cần lưu ý gì khi dùng thuốc?

Thời tiết chuyển mùa, nóng lạnh đột ngột, nhất là lạnh, ẩm ướt, khô hanh, môi trường ô nhiễm, không chỉ trẻ em mà người lớn cũng bị bệnh về mũi ngày càng nhiều. Vì vậy, với trẻ em, các bà mẹ cần hết sức lưu ý không tự mua thuốc naphazolin để sử dụng cho con mình (phải có đơn thuốc của bác sĩ khám bệnh), nhất là trẻ dưới 7 tuổi.

Với người lớn và trẻ em trên 12 tuổi, liều dùng thông thường của naphazolin loại dung dịch 0,05% hoặc 0,1%.

Với trẻ từ 7 -12 tuổi, cũng chỉ được dùng dung dịch naphazolin  0,05% với điều kiện là có chỉ định và giám sát của bác sĩ khám bệnh cho trẻ.

Với trẻ dưới 7 tuổi, khi thật cần thiết (có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng), chỉ được dùng dung dịch 0,025% và theo dõi của bác sĩ (cần liên lạc ngay với bác sĩ khi thấy trẻ có dấu hiệu không bình thường khi dùng thuốc). Tuyệt đối không dùng naphazolin cho trẻ sơ sinh bệnh nhân bị bệnh glocom

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật