Viêm tai giữa cấp - Làm sao nhận biết và cách điều trị bệnh

Viêm tai giữa là bệnh thường gặp ở cả trẻ em và người lớn. Tuy đây không phải là một bệnh khó chữa, nhưng nếu không được điều trị đúng cách thì bệnh sẽ dai dẳng thành mạn tính và có những biến chứng khó lường.

Viêm tai giữa được định nghĩa là có hiện tượng viêm niêm mạc của tai giữa, thường phân làm 3 loại: viêm tai giữa cấp mạn mủ và viêm tai giữa thanh dịch

Ở đây chúng ta đề cập tới viêm tai giữa cấp, là một bệnh khá thường gặp ở cả trẻ em và người lớn, trong đó trẻ em nhiều hơn. Bệnh tiến triển cấp tính với các triệu chứng như sốt, đau tai, màng nhĩ đỏ, phồng, có dịch trong tai giữa...

Trẻ em là đối tượng chủ yếu bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này do vòi nhĩ (ống thông giữa tai giữa và họng) ngắn và nằm ngang hơn người lớn. Trẻ được vệ sinh kém, sống ở nơi đông đúc chật chội, tiếp xúc với khói thuốc lá bị nhiều hơn trẻ khác.

Làm sao nhận biết?

Triệu chứng đầu tiên là sốt, nhưng không phải tất cả bệnh nhân bị viêm tai giữa đều có sốt mà chỉ có khoảng 66% trẻ bị viêm tai giữa có thể sốt nhẹ hay cao. Trước khi bị viêm tai giữa thường có biểu hiện của viêm hô hấp trên như ho sổ mũi Đối với trẻ lớn và người lớn thì dễ nhận ra hơn, thường cảm giác đau tai, nghe  kém, than phiền cảm giác đầy trong tai, đôi khi ù tai chóng mặt

Nhưng với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, biểu hiện rất nghèo nàn, có khi chỉ là các dấu hiệu kích thích, quấy khóc, bứt rứt, bú kém, đôi khi có mủ chảy ra ngoài mới biết. Trẻ lớn hơn chút nữa thì biểu hiện đau tai bằng cách quấy  khóc, lấy tay sờ tai, giật tai...

Thủng màng nhĩ có thể là hậu quả của viêm tai giữa.

Thủng màng nhĩ có thể là hậu quả của viêm tai giữa.

Do vậy, đối với trẻ nhỏ và sơ sinh khi trẻ đang ho, sổ mũi mà có những biểu hiện như trên phụ huynh cần nghĩ ngay có thể con đã bị viêm tai giữa cấp.

Mặc dù thường đáp ứng tốt với điều trị nhưng một số trường hợp có thể gây ra biến chứng bao gồm:

Nghe kém, do ứ dịch tai giữa kéo dài, nếu tình trạng nghe kém kéo dài có thể ảnh hưởng tới khả năng ngôn ngữ của trẻ.

Viêm tai giữa có thể lan tới các cấu trúc lân cận như viêm xương chũm, xương đá gây liệt mặt

Viêm tai giữa nếu diễn biến mạn tính có thể làm thay đổi cấu tạo của tai như xơ, xẹp màng nhĩ thủng màng nhĩ

Biến chứng nội sọ như viêm màng não áp xe ngoài màng cứng, tắc tĩnh mạch trong não...

Điều trị như thế nào?

Điều trị viêm tai giữa cấp gồm có điều trị triệu chứng: Giảm đau, giảm sốt và điều trị đặc hiệu bằng kháng sinh, chích rạch màng nhĩ, đặt ống thông tai.

Điều trị triệu chứng: giảm đau hạ sốt bằng thuốc như ibuprofen paracetamol (uống hoặc đặt trực tràng).Giảm đau tại chỗ bằng các thuốc nhỏ tai như: Benzocain, procain, lidocain... hiệu quả với trẻ trên 5 tuổi. Tuy nhiên, chỉ được nhỏ thuốc giảm đau khi màng nhĩ còn chưa thủng.

Điều trị đặc hiệu: Đa số bệnh nhân có đáp ứng với kháng sinh đường uống. như amoxicillin amoxicillin + clavulanic... Với những em bé nhỏ dưới 6 tháng tuổi, viêm tai giữa nặng cần điều trị bằng kháng sinh tiêm tĩnh mạch

Chích rạch màng nhĩ nếu màng nhĩ quá căng, làm bệnh nhân đau đớn, ứ mủ và điều trị bằng kháng sinh không có hiệu quả. Thủ thuật này cần phải do bác sĩ tai mũi họng thực hiện.

Với những trẻ viêm tai giữa tái đi tái lại cần được đặt ống thông vòi nhĩ. Thủ thuật này cũng cần được thực hiện bởi bác sĩ tai mũi họng.

Một số trường hợp viêm tai giữa nhẹ (trên 2 tuổi, viêm một bên tai, không sốt cao, không đau nhiều...) có thể chỉ cần dùng thuốc giảm đau mà chưa cần dùng đến kháng sinh bệnh vẫn có thể khỏi. Tuy nhiên nếu sau 24-48  giờ đồng hồ theo dõi tình trạng không cải thiện hoặc tệ hơn thì cần dùng kháng sinh ngay.

Có thể phòng ngừa viêm tai giữa cấp được không?

Muốn phòng ngừa viêm tai giữa cấp cần rửa tay thường xuyên bằng xà bông, rửa tay trẻ và cả tay người chăm sóc trẻ Vệ sinh sát trùng các bề mặt, đồ chơi… vì trẻ hay có thói quen ngậm đồ chơi, ngậm tay; tránh khói thuốc lá; hạn chế tiếp xúc với người đang có biểu hiện bệnh hô hấp; chích ngừa vaccine cúm hàng năm và phế cầu cũng góp phần giảm tỉ lệ bị viêm tai giữa cấp.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật