Xơ gan cổ chướng - Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng chống

Là giai đoạn bệnh nặng của xơ gan dẫn tới việc tổng hợp protein giảm, đồng thời hồng cầu cũng giảm khiến áp lực keo của huyết tương giảm không giữ được nước trong máu và tế bào. Hậu quả nước và một số thành phần của huyết tương thoát ra (khoang ổ bụng, khoang màng phổi...) và mô cơ. Nước nhiều bụng trương lên (cổ chướng) dẫn tới khó thở. Nước nhiều trong mô cơ, sẽ phù, nhất là phần thấp của chân (bàn chân, cẳng chân).

Triệu chứng

•Mệt mỏi, suy nhược chán ăn da vàng

•Hay bị ngứa do sự trào ngược của mật vào trong máu và da. Da dễ bầm tím.

•Cổ chướng, sưng chân

•Bụng khó chịu và tăng cân

•Dễ bị nhiễm trùng (viêm phúc mạc vi khuẩn)

•Phình mạch như túi phình tĩnh mạchthực quản và dạ dày

•Ói ra máu, tiểu phân đen

•Hay quên, mất tập trung rối loạn tâm thần và ít ngủ

•Khi bệnh trở nên nghiêm trọng, mất ý thức (hôn mê) và hơi thở yếu

•Nước tiểu giảm

Nguyên nhân

•Viêm gan do virus

•Nhiễm bệnh hấp huyết trùng

•Dinh dưỡng kém và nghiện rượu

•Nhiễm độc hóa chất như thạch tín dùng thuốc tân dược quá liều...

•Tắc mật kéo dài gây xơ gan

Cách phòng chống

•Hạn chế ăn cay. Hạn chế ăn nhiều muối.

•Bệnh nhân xơ gan cổ chướng phải chú ý, không ăn thực phẩm ngọt thực phẩm có hàm lượng đường cao thực phẩm rắn như các loại hạt

•Bệnh nhân xơ gan cổ chướng tuyệt đối không uống rượu bia chất có gas.

•Điều trị xơ gan cổ chướng tốt nhất là điều trị nội trú nghỉ ngơi, ăn kiêng…

•Hút hết dịch cổ chướng và truyền Alverin, Dextran, Plasma, Glucoza 30% vào tĩnh mạch cho bệnh nhân để bù lại lượng albumin mất, vừa giữ nước ở lại lòng mạch không thoát vào khoang màng bụng hoặc chỉ thoát một cách
chậm chạp.

•Dùng thuốc lợi tiểu: Có lợi thế là vẫn bảo toàn và bổ sung nồng độ bổ thể trong huyết thanh.

•Siêu lọc dịch xơ gan cổ chướng ngoài cơ thể và tái truyền.

•Ghép gan: Có thể điều trị xơ gan cổ chướng nhờ thay đổi gan đã xơ bằng một gan bình thường.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật