Chế độ dinh dưỡng và phương pháp điều trị cho trẻ bị tăng động

Bệnh tăng động ở trẻ em là một bệnh thường gặp Đây là bệnh rối loạn tâm lý ở trẻ nhỏ Để điều trị bệnh tăng động ở trẻ em hiệu quả, nên kết hợp điều trị bằng tâm lý, vật lý trị liệu kết hợp thuốc và chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Để điều trị bệnh tăng động ở trẻ, cần lưu ý những vấn đề sau:

Thay đổi không gian: bạn nên hạn chế và loại bỏ những yếu tố có thể kích thích hay làm bé bị phân tâm trong không gian của bé. Ở nhà, bạn cần đảm bảo phòng của bé luôn gọn gàng, ngăn nắp. Ở trường, bạn nên nhờ giáo viên cho bé ngồi hay chơi ở những chỗ nào mà cô có thể theo dõi được bé hay hạn chế bé tiếp xúc với những bé khác và vật dụng có thể làm bé mất tập trung.

Nên lưu ý việc thay đổi không gian khi điều trị bệnh tăng động ở trẻ em

Nên lưu ý việc thay đổi không gian khi điều trị bệnh tăng động ở trẻ em

Sắp xếp lại một ngày của bạn: tất cả trẻ mẫu giáo đều có thể tuân theo một thời khóa biểu cụ thể nào đó và trẻ bị tăng động lại cần tuân thủ nghiêm ngặt hơn. Một lịch trình được lặp đi lặp lại sẽ giúp trẻ bị tăng động ít bị lo lắng hay căng thẳng về những gì sắp diễn ra. Bạn cũng không nên quá cứng nhắc mà chỉ cần bé nắm được khi nào và ở đâu bé sẽ được ăn, ngủ, tắm...

Nên khen thưởng thay vì phạt bé: bạn sẽ tự thấy việc phạt bé về tội không vâng lời, chạy lòng vòng... là vô nghĩa và bạn sẽ không thể biết được bé bị tăng động sẽ phản hồi tốt như thế nào khi chúng được nhận những phần thưởng, lời khen dù rất đơn giản. Hãy khen ngợi bé ngay khi bé có biểu hiện hay hành vi tốt. Phần thưởng cho bé nên là những thứ mà bé có thể tận hưởng ngay lúc đó vì trẻ bị tăng động không thích chờ đợi.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các bé gái được chẩn đoán hội chứng tăng động muộn hơn các bé trai và có một thời gian khó khăn hơn đối phó với các vấn đề trong cuộc sống

Nên khen thưởng thay vì phạt bé

Nên khen thưởng thay vì phạt bé

Với sự khuyến khích, động viên hữu hình, bạn sẽ làm cho bé cảm thấy vui và tự bé sẽ muốn lặp lại những hành vi tốt đó để bé lại được tận hưởng cảm giác hạnh phúc đó. Theo thời gian, những cảm xúc tích cực sẽ được khơi nguồn từ ý thức bên trong bé chứ không còn dựa vào những phần thưởng bên ngoài nữa.

Tùy vào dấu hiệu tăng động của trẻ mà có những biện pháp điều trị cũng như cách sử dụng thuốc khác nhau. Tuy nhiên, chế độ dinh dưỡng thì phải luôn đảm bảo cho trẻ ở bất cứ giai đoạn nào.

Dinh dưỡng cho trẻ bị tăng động

Tránh thiếu sắt, kẽm

Ngoài chức năng tạo máu của sắt, sắt và kẽm còn là tiền chất của hơn vài trăm enzym trong cơ thể. Các khoáng chất này đóng vai trò quan trọng trong phát triển hệ thần kinhtrí tuệ của trẻ. Thiếu hụt các khoáng chất này không chỉ liên quan đến bệnh tăng động ở trẻ em mà còn làm giảm trí thông minh của trẻ.

Ăn đủ axit béo

Các axit béo chuỗi dài nhiều nối đôi bao gồm axit béo omega 3 và omega 6 Đây là những chất cần thiết cho quá trình phát triển của não bộ. Chất này cần thiết trong chế độ ăn của phụ nữ mang thai cho con bú và của trẻ nhỏ. Các chất này có nhiều trong các loại cá biển, các loại đậu hạt và dầu thực vật

Cần đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ trong quá trình điều trị bệnh

Cần đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ trong quá trình điều trị bệnh

Hạn chế đường đơn, tăng cường tinh bột

Tiêu thụ nhiều đường đơn có trong bánh ngọt, kẹo nước ngọt và các loại nước giải khát có đường liên quan nguy cơ rối loạn tăng động giảm tập trung ở trẻ. Bên cạnh đó, tiêu thụ nhiều đường đơn cũng làm gia tăng nguy cơ hạ đường huyết nhanh chóng ở trẻ do kích hoạt gia tăng nội tiết tố insulin hạ đường huyết sau khi dùng đường đơn làm thiếu hụt glucose - nguyên liệu chính cho não hoạt động - khiến ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ.

Do đó trẻ cần ăn tinh bột hơn đường đơn. Ăn đầy đủ rau quả giúp đường hấp thu chậm vào máu giúp ổn định lượng đường huyết lâu bền. Các thực phẩmchỉ số đường huyết trung bình và thấp, giúp duy trì nồng độ glucose lâu bền cho não hoạt động gồm: cơm gạo lứt là loại không chà trắng, bún, bánh ướt...

Tránh phụ gia thực phẩm và thực phẩm nguy cơ dị ứng cao

Các phụ gia thực phẩm nhất là loại tạo màu cho thực phẩm và các chất giúp bảo quản thực phẩm có thể làm gia tăng nguy cơ rối loạn tăng động giảm tập trung, do đó cần hạn chế nếu có thể ở những trẻ đã mắc bệnh này. Khi cần thiết, cha mẹ nên loại trừ những thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao trong thực đơn của trẻ.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật