Những điều cha mẹ cần quan tâm về bệnh sởi ở trẻ em
Bệnh xảy ra quanh năm và lây truyền theo đường hô hấp nên khả năng lây lan rất nhanh theo diện rộng và dễ dàng lan truyền từ những người đi du lịch quốc tế. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm trên thế giới có 30 - 40 triệu trường hợp mắc bệnh sởi và có khoảng 750.000 trường hợp tử vong chủ yếu là trẻ em.
Nhận biết nguyên nhân và triệu chứng
Tác nhân gây bệnh sởi là virút thuộc giống morbillivirus của họ Paramyxoviridae bệnh sởi là tình trạng nhiễm virút cấp tính. Sởi lan truyền do dịch tiết mũi họng của người nhiễm bệnh theo không khí thoát ra khi người bệnh ho hoặc hắt hơi Sự lan truyền từ người bệnh đến người lành có thể xảy ra khi người lành hít phải những giọt không khí có virút sởi sau khi người bệnh xả ra 2 tiếng đồng hồ. Người bệnh có thể lây nhiễm cho người khác trước và sau vài ngày xuất hiện triệu chứng của bệnh.
Khi bị nhiễm sởi, sau giai đoạn ủ bệnh kéo dài khoảng 7 ngày - 2 tuần, bệnh nhân thường có những triệu chứng thường gặp sau đây:
- Lúc mới khởi bệnh trẻ thường bị sốt cao, khi dấu hiệu sốt thuyên giảm sẽ bắt đầu xuất hiện dấu hiệu phát ban đặc trưng của sởi.
- Ban sởi rất đặc trưng: lúc đầu ban nổi ở sau tai, sau đó lan ra mặt, rồi lan dần xuống ngực bụng và lan ra toàn thân. Khi ban sởi biến mất cũng mất dần theo thứ tự đã nổi trên da, đặc điểm ban sởi là ban dạng sẩn (ban gồ lên mặt da), khi bay sẽ để lại những vết thâm trên da rất đặc trưng thường gọi là “vằn da hổ”.
- Ngoài ra, trẻ bị mắc sởi thường có một số triệu chứng kèm theo như: chảy nước mũi ho hay đỏ mắt, đôi khi trẻ bị tiêu chảy vì tình trạng viêm long đường tiêu hóa
Những biến chứng thường gặp
Sự nguy hiểm của bệnh sởi chính là những biến chứng do bệnh gây ra. Trẻ em là đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh rất cao, nhất là khả năng bị những biến chứng nặng nề của bệnh. Những biến chứng thường gặp khi mắc bệnh sởi được ghi nhận tại các cơ sở y tế trong những năm qua cụ thể như sau:
- Biến chứng thường gặp nhất là viêm tai giữa cấp xảy ra ở 1/10 số trẻ bị nhiễm sởi.
- Viêm phổi nặng xảy ra khoảng 1/20 số trường hợp bị mắc sởi, có thể dẫn đến tử vong.
- Viêm não, xảy ra ở khoảng 1/1.000 số người mắc bệnh sởi.
- tiêu chảy và ói mửa do sởi, thường xảy ra cho trẻ nhỏ, nhất là trẻ nhũ nhi
- Mờ hoặc loét giác mạc có thể gây mù lòa một biến chứng rất nguy hiểm của sởi.
- Suy dinh dưỡng nặng ở trẻ em hậu nhiễm sởi, làm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
- Phụ nữ có thai mắc bệnh sởi có thể bị sảy thai sinh non hay sinh trẻ nhẹ cân.
Chăm sóc trẻ nhiễm sởi đúng cách tại nhà
Khi phát hiện có trẻ mắc sởi, điều quan trọng cần chú ý là thực hiện việc cách ly trẻ bệnh với các trẻ lành. Người chăm sóc trẻ bệnhphải rửa tay sạch sẽ trước và sau mỗi lần tiếp xúc với trẻ bệnh, rồi mới được chăm sóc trẻ lành.
Do bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao nên việc phòng ngừa bệnh, tránh tình trạng lây lan trong cộng đồng là điều phụ huynh cần chú ý. Mọi người cần giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh nhà cửa và môi trường chung quanh, giữ gìn phòng ốc thông thoáng, sạch sẽ.
Nâng cao sức đề kháng cho trẻ nhỏ bằng chế độ ăn với đầy đủ dưỡng chất cần thiết, đồng thời tăng cường lượng nước uống giàu vitamin nhất là vitamin A để bảo vệ đôi mắt của trẻ mắc bệnh sởi.
Tránh quan niệm cho bệnh nhân kiêng tắm, kiêng gió sẽ làm cho bệnh thêm trầm trọng hơn.
Trong trường hợp đã có tiếp xúc nguồn lây, việc sử dụng globulin miễn dịch có thể phòng ngừa bệnh hoặc làm giảm mức độ nặng của sởi. Tuy nhiên, đây là phương thức phòng ngừa đắt tiền và ít phổ biến.
Ngoài ra, một phương pháp phòng ngừa vô cùng hiệu quả và an toàn là sử dụng vắc-xin để tiêm ngừa cho trẻ.
Thực hiện chủ động việc tiêm ngừa bệnh sởi
Phòng bệnh bằng vắc-xin được khuyến cáo khi trẻ đủ 9 tháng tuổi, theo chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia (gọi tắt là EPI).
Tuy nhiên theo, các nhà khoa học, việc tiêm một mũi vắc-xin duy nhất không đủ tạo ra miễn dịch bền vững và rộng rãi trong cộng đồng vì tỉ lệ trẻ tiêm phòng bệnh bị “sót” cũng như tỉ lệ được miễn dịch của vắc-xin này cũng chỉ đạt ở mức 90%. Do vậy, cần phải tiêm nhắc lại mũi thứ 2 lúc trẻ được 18 tháng tuổi, việc tiêm liều thứ 2 có thể tạo miễn dịch đạt tới 99%.
Từ chiến dịch tiêm chủng mở rộng được triển khai rộng khắp trên phạm vi cả nước, đến nay tỉ lệ mắc bệnh sởi ở Việt Nam đã giảm một cách rõ rệt. Ngành Y tế nước ta đã đặt ra mục tiêu, phấn đấu sẽ đạt được tỉ lệ mắc sởi chỉ còn 80 - 85 trường hợp mắc sởi mỗi năm vào năm 2012, đây là yêu cầu đặt ra khi thực hiện việc thanh toán bệnh sởi trong cộng đồng.
Vắc-xin sởi đã được chứng minh hiệu quả bảo vệ cao sau khi tiêm ngừa, hơn 90% trẻ tiêm ngừa được bảo vệ phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này, đây là một vắc-xin rất an toàn vì rất hiếm hoặc hầu như không có trường hợp nào xảy ra phản ứng nghiêm trọng sau tiêm ngừa.
- Xuất hiện 6 ca tay chân miệng tại một trường mầm non (Thứ Hai, 18:00:04 12/10/2020)
- Người trẻ tuổi bị tăng huyết áp, tăng nguy cơ mắc các biến... (Thứ Hai, 09:35:04 14/09/2020)
- 6 bệnh dễ mắc ở nam giới tuổi trung niên (Thứ bảy, 09:50:03 11/07/2020)
- Giải đáp phần nào băn khoăn: Khi nào ta biết mình đã già? (Thứ bảy, 10:15:04 16/02/2019)
- Một vài cách đơn giản để bảo vệ mắt khi có tuổi (Thứ sáu, 09:20:03 15/02/2019)
- Cách chăm sóc cha già, mẹ yếu để sống thọ, sống khỏe (Thứ bảy, 14:10:08 09/02/2019)
- Những điều cần chú ý khi phòng bệnh cho người già ngày Tết (Thứ tư, 09:44:09 06/02/2019)
- Chăm sóc sức khỏe cho các bậc "cao niên" ngày Tết thế... (Thứ Ba, 11:32:08 05/02/2019)
- Liệt kê 5 điều quan trọng cần biết liên quan đến tuổi già (Chủ nhật, 14:43:01 03/02/2019)
- Tại sao phụ nữ tuổi trung niên hay cáu giận bất thường? (Chủ nhật, 09:40:01 03/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:09 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:06 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:07 12/02/2023