Tìm hiểu về chứng tê bì chân tay ở người cao tuổi để tránh bệnh cho các cụ
Tê tay chân là dấu hiệu của nhiều bệnh - Hãy phòng tránh trước khi quá muộn
BS Nguyễn Thị Hòa cảnh báo: Chứng tê bì cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm
Biểu hiện tê bì do sinh lý và bệnh lý khác nhau như thế nào?
Tê chân tay sinh lý
Tê bì xuất hiện do mạch máu khó lưu thông khi thời tiết lạnh thất thường, hoặc dây thần kinh bị chèn ép vì đứng lâu ngồi lâu nằm sai tư thế gây ra….Tê bì chân tay sinh lý có thể hết khi thay đổi tư thế, vận động thể thao.
Tê chân tay bệnh lý:
Nếu tê bì chân tay thường xuyên xảy ra và tiến triển nặng hơn tập thể dục không giảm hoặc càng tập càng đau thì nên nghĩ tới các bệnh lý tiềm ẩn bên dưới, người bệnh cần khám và điều trị kịp thời. Tê bì chân tay bệnh lý có thể do một số các nguyên nhân thường gặp sau đây:
Tê bì chân tay do thoái hóa xương khớp:
Biểu hiện tê bì hay gặp khi bị thoái hóa đốt sống cổ hay thoái hóa cột sống thắt lưng, bệnh thoát vị đĩa đệm viêm khớp dạng thấp hội chứng ống cổ tay….Trường hợp này rất hay gặp ở người cao tuổi. Ngoài việc đau mỏi cổ dẫn người bệnh tìm đến với thầy thuốc thì rất nhiều người đến với thầy thuốc vì tự nhiên không thể giơ tay lên được hoặc cảm thấy tê cả vùng ngoài của cánh tay, hoặc tê vùng mông và vùng đùi, vùng chân. Hệ thần kinh đi từ dây thần kinh trung ương chui qua các khe khớp, khi bị thoái hóa các dây chằng, cơ khớp và sụn khớp bị tổn thương đè vào dây thần kinh làm dây thần kinh thiếu máu dinh dưỡng dẫn tới tê bì. Các tê bì của tay chân do các bệnh xương khớp nói chung khi nằm nghỉ ngơi, thay đổi tư thế thì có thể giảm đi được. Tuy nhiên, nếu đã nặng và xảy ra thường xuyên thì nên điều trị sớm vì khi đó, dây thần kinh đã bị tổn thương khó hồi phục do bị chèn ép và không được nuôi dưỡng đủ.
Tê bì chân tay do bệnh rối loạn chuyển hóa:
Bệnh tiểu đường và mỡ máu cao là những bệnh rối loạn chuyển hóa có tỷ lệ cao sau tuổi trung niên. Nhóm bệnh này gây tổn thương vi mạch, tức là ở những mạch máu nhỏ nuôi dây thần kinh. Nếu vi mạch bị tổn thương, lấp 50% lòng mạch trở lên dẫn tới tình trạng thiếu hụt máu cung cấp nuôi dưỡng dây thần kinh. Biểu hiện lúc đầu chỉ là rối loạn co thắt mạch máu, khi co thắt dẫn tới thiếu máu gây tê tay chân, nếu có cách khắc phục sẽ giảm thậm chí hết tê bì. Nhưng đến lúc nặng hơn nữa tức là mạch máu chít hẹp, tắc mạch sẽ dẫn tới tình trạng teo cơ, trợt loét là những biến chứng nặng hơn của bệnh đái tháo đường và bệnh mỡ máu cao.
Trong bệnh đái tháo đường biểu hiện tê bì tăng lên khi nằm nghỉ ngơi, tê nhiều vào ban đêm và khi vận động thì lượng máu lưu thông tốt hơn giúp phục hồi dây thần kinh sẽ đỡ tê bì chân tay hơn. Đấy chính là điểm khác biệt giữa tê bì do bệnh lý của khớp và do rối loạn chuyển hóa gây ra.
Phương pháp điều trị tê bì chân tay ở người cao tuổi hiệu quả.
Trường hợp tê chân tay sinh lý không cần điều trị, chỉ cần thay đổi tư thế, vận động thể thao là hết triệu chứng.
Trường hợp tê bì chân tay thường xuyên, tiến triển nặng hơn, vận động thể dục không đỡ cần phải khám và điều trị các bệnh lý tiềm ẩn bên trong như bệnh rối loạn chuyển hóa, các bệnh xương khớp….Lúc này, tê bì chân tay là do biến chứng viêm thần kinh ngoại biên nếu không điều trị kịp thời có thể giảm đến mất hoàn toàn cảm giác, gây viêm loét hoại tử và cắt cụt chi.
Để ngăn chặn kịp thời các biến chứng nặng hơn của bệnh cần xử trí theo hướng sau:
- Đi khám và dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ để điều trị bệnh lý tiểu đường mỡ máu, các bệnh xương khớp…
- Khắc phục các biến chứng viêm thần kinh ngoại biên bằng các sản phẩm có chứa tiền vitamin B1 (Fursultiamin), các vitamin nhóm B kết hợp với Chondroitin, cùng với các hoạt chất tăng cường lưu thông máu như Ginkgo Biloba, cao Blueberry, mang lại tác dụng giảm đau giảm tê bì chân tay, và ngăn ngừa biến chứng thần kinh nặng thêm. Sản phẩm này sẽ nhanh chóng giúp người bệnh hết triệu chứng đau hoặc tê chân tay, ngăn biến chứng nặng thêm và người bệnh nhanh chóng khỏe mạnh, hoạt bát.
- Bên cạnh đó chế độ ăn cần được bổ sung đầy đủ vi khoáng chất như: đậu tương đậu xanh lạc vừng rau diếp, lòng đỏ trứng… tập luyện thể thao đều đặn và nên khám bệnh định kỳ hàng năm.
- Xuất hiện 6 ca tay chân miệng tại một trường mầm non (Thứ Hai, 18:00:08 12/10/2020)
- Người trẻ tuổi bị tăng huyết áp, tăng nguy cơ mắc các biến... (Thứ Hai, 09:35:08 14/09/2020)
- 6 bệnh dễ mắc ở nam giới tuổi trung niên (Thứ bảy, 09:50:08 11/07/2020)
- Giải đáp phần nào băn khoăn: Khi nào ta biết mình đã già? (Thứ bảy, 10:15:03 16/02/2019)
- Một vài cách đơn giản để bảo vệ mắt khi có tuổi (Thứ sáu, 09:20:03 15/02/2019)
- Cách chăm sóc cha già, mẹ yếu để sống thọ, sống khỏe (Thứ bảy, 14:10:06 09/02/2019)
- Những điều cần chú ý khi phòng bệnh cho người già ngày Tết (Thứ tư, 09:44:09 06/02/2019)
- Chăm sóc sức khỏe cho các bậc "cao niên" ngày Tết thế... (Thứ Ba, 11:32:05 05/02/2019)
- Liệt kê 5 điều quan trọng cần biết liên quan đến tuổi già (Chủ nhật, 14:43:07 03/02/2019)
- Tại sao phụ nữ tuổi trung niên hay cáu giận bất thường? (Chủ nhật, 09:40:01 03/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:07 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:02 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:04 12/02/2023