Bệnh gút - Dấu hiệu và những yếu tố di truyền của căn bệnh

Gút hình thành do rối loạn chuyển hóa, biểu hiện đặc trưng là các đợt viêm khớp cấp tính và lắng đọng natri urat ở tổ chức khớp do nồng độ axit uric trong máu tăng cao.

Bệnh gút gắn liền yếu tố di truyền

Bệnh gút được chia làm 2 loại: gút nguyên phát và gút thứ phát mà 95% trường hợp là mắc gút nguyên phát. Đây là bệnh gắn liền với yếu tố di truyền và cơ địa xuất hiện do quá trình tổng hợp purin nội sinh tăng lên dẫn tới nồng độ axit uric trong máu tăng cao. Qua nghiên cứu, các chuyên gia của Viện Gút đã đưa ra kết luận: yếu tố di truyền chiếm 25% nguyên nhân gây ra gút nguyên phát và nếu trong gia đình có bố mẹ mắc gút thì con cái nguy cơ mắc bệnh tăng 20%. Hiện nay, các nhà khoa học đang tìm hiểu xem bệnh gút được quy định bởi gen nào trong di truyền để tác động, điều chỉnh nhằm hạn chế căn bệnh này.

Một số dấu hiệu giúp nhận biết bệnh gút là khớp ngón chân cái bị sưng, nóng, đỏ đau dữ dội, thường khởi phát đột ngột vào ban đêm, sau đó có thể lan ra một số khớp khác như mắt cá chân, đầu gối bàn tay Nếu người bệnh không thực hiện chế độ ngăn ngừa tái phát và điều trị đúng cách thì có thể phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như: khớp bị tổn thương, gây biến dạng khớp, tổn thương thận (sỏi thận suy thận …).

Các thuốc điều trị gút thường dùng bao gồm: nhóm thuốc giảm đau chống viêm không steroid colchicin thuốc làm giảm nồng độ axit uric trong máu,… Những thuốc này giúp giảm đau giảm viêm nhanh, kiểm soát nồng độ axit uric trong máu nhưng có thể gây một số tác dụng phụ như: rối loạn tiêu hóa giảm bạch cầu trung tính độc với gan thận và cơ quan tạo máu sỏi thận suy thận… khi dùng lâu dài.

Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật