Thuốc điều trị gút: Dùng đúng cách mới hiệu quả bạn nhé!

Thuốc điều trị bệnh gút bao gồm các thuốc điều trị triệu chứng (giúp bệnh nhân giảm bớt đau đớn khi bị cơn gút cấp tấn công) và thuốc điều trị dự phòng (giúp khoảng cách giữa các cơn gút dài ra, ngăn ngừa các cơn tấn công khác và tránh sự hình thành của sạn thận và khối u dưới da quanh khớp bị gút).

Quá trình điều trị thành công có thể giúp làm giảm các khó chịu do triệu chứng gút gây ra cũng như giảm mức độ phá hủy về lâu dài ở những khớp xương bị gút.

Gút có 2 thể là cấp tính và mạn tính. Hiện nay, y học hiện đại chưa có phương pháp vào điều trị khỏi bệnh hoàn toàn, mục đích chính là giảm thiểu cơn đau do gút và ngăn ngừa sự tăng lên của axit uric trong máu.

Điều trị cơn gút cấp

Điều trị cơn gút cấp, với các thuốc cụ thể như sau:

Colchicin: Colchicinthuốc được chọn dùng để làm giảm đau trong các đợt gút cấp. Cần dùng thuốc càng sớm càng tốt (trong vòng 12 giờ đầu khởi phát cơn gút).

Tuy nhiên, khi dùng thuốc nếu xảy ra hiện tượng nôn tiêu chảy cần phải giảm liều hay tạm ngưng trị liệu và báo cáo với bác sĩ để được điều chỉnh hoặc thay thuốc Ngoài ra thuốc có thể làm nổi mề đay, ban đỏ dạng sởi, suy giảm tủy xương viêm thần kinh ngoại biên rụng tóc nhưng hiếm gặp nếu được dùng đúng liều thận trọng với người có tiền sử bệnh dạ dày ruột, thận gan tim Thuốc không dùng khi bệnh nhân mắc các bệnh nêu trên ở mức trầm trọng. Thận trọng khi dùng cho người già sức yếu phụ nữ mang thai và nuôi con bú. Không dùng thuốc lâu dài vì có thể gây bệnh về nhược cơ Trong trường hợp bệnh nhân không sử dụng được bằng cochicine có thể dự phòng bằng các thuốc kháng viêm không steroid bằng liều thấp.

Khi bị bệnh gút, hãy đến các cơ sở y tế chuyên khoa có uy tín để tư vấn điều trị, tránh tiền mất tật mang.

Khi bị bệnh gút, hãy đến các cơ sở y tế chuyên khoa có uy tín để tư vấn điều trị, tránh tiền mất tật mang.

Thuốc kháng viêm không steroid: Có thể dùng một trong các thuốc sau: Indometacin, naproxen, ibuprofen, ketoprofen, piroxicam, diclofena… các nhóm thuốc ức chế chọn lọc COX-2 (meloxicam, celecoxib, etoricoxib...). Tuy nhiên, vì nhóm kháng viêm không steroid có tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa do đó bệnh nhân mắc kèm theo các bệnh như viêm loét dạ dày tá tràng, suy thận… cần lưu ý các chống chỉ định của thuốc này. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định dùng phối hợp với colchicin để nâng cao tác dụng có lợi và hạn chế tác dụng phụ của cả hai loại thuốc.

Corticoid: Corticoid đường toàn thân sẽ được chỉ định khi các thuốc nêu trên không hiệu quả hoặc có chống chỉ định ở một số bệnh nhân. Tuy nhiên, đây là loại thuốc cũng có nhiều tác dụng phụ trên nhiều cơ quan trong cơ thể, do đó cần rất hạn chế và chỉ dùng ngắn ngày theo đúng chỉ định và theo dõi chặt chẽ bởi bác sĩ chuyên khoa.

Ngoài điều trị chống viêm, giảm đau còn cần sử dụng thuốc hạ axit uric trong máu để dự phòng cơn gút cấp.

Các thuốc dự phòng cơn gút cấp

Các loại thuốc để giảm bớt triệu chứng của cơn gút cấp không thể ngăn chặn sự gia tăng của axit uric trong máu. Do vậy không dự phòng được cơn gút tiếp theo. Cách lâu dài và tốt nhất là sử dụng các loại thuốc giảm nồng độ axit uric, từ đó ngăn chặn sự lắng đọng tinh thể urat trong khớp xương. Trong đó, những thuốc thường được sử dụng và tỏ ra hữu hiệu có thể kể đến:

Allopurinol: Đây là một thuốc hàng đầu được sử dụng, tuy nhiên khi mới bắt đầu cần phải dùng liều thấp, sau đó tăng dần mỗi 3-4 tuần một lần cho đến khi nồng độ acid uric trong máu trở lại bình thường. Do Allopurinol gây độc cho thận, nên cần thận trọng với bệnh nhân có tiền sử suy thận

Trong quá trình điều trị, cần kiểm tra thận thường xuyên, khi độ lọc cầu thận giảm thì phải giảm liều thuốc hoặc giãn khoảng cách giữa các lần dùng. Thuốc này không sử dụng trong cơn gút cấp mà chỉ dùng khi tình trạng viêm khớp đã thuyên giảm.

Febuxostat: Thuốc sẽ được chỉ định dùng nếu bệnh nhân có kèm suy thận hoặc gặp phải tác dụng không mong muốn với allopuronol.

Probenecid: Là loại thuốc được sử dụng hàng ngày trong dự phòng bệnh gút tái phát. Tác dụng phụ có thể gặp là gây sỏi thận buồn nôn phát ban da đau bụngnhức đầu

Pegloticase: Có tác dụng làm giảm axit uric một cách nhanh chóng hơn nhiều so với thuốc khác. Nhưng đây là thuốc tiêm và được thực hiện ở cơ sở y tế, do bác sĩ chuyên khoa khớp chỉ định và thực hiện. Thuốc được tiêm mỗi tuần 2 lần vào tĩnh mạch Các tác dụng phụ có thể gặp: buồn nôn, bầm tím vùng tiêm đau họng táo bón đau ngực…

Chế độ ăn uống sinh hoạt cho bệnh nhân gút

Chế độ ăn uống hay luyện tập không thể thay thế được thuốc, nhưng nó góp phần quan trọng trong việc giảm thiểu và ngăn chặn cơn đau đồng thời dự phòng sự tiến triển của bệnh. Trong bệnh gút dù có dùng thuốc đúng nhưng nếu không có chế độ ăn phù hợp thì kết quả điều trị cũng thất bại. Do vậy, đối với bệnh nhân gút, cần lưu ý chế độ ăn như sau:

Không ăn thực phẩm chứa nhiều purin như cá mòi cá đối, cá trích trứng vịt lộn, óc, lá lách gan thận, tim…; không ăn mỡ động vật, đường; không uống rượu bia sử dụng chất kích thích…

Hạn chế tối đa các thực phẩm như thịt nạc chứa nhiều đạm protein hải sản, đậu, măng tây; các chất kích thích như cà phê, trà, cacao, chocolate…

Cần ăn nhiều hơn: rau củ quả trái cây, uống nhiều nước để loại bỏ axit uric ra ngoài theo đường nước tiểu; ăn nhiều các loại hạt ngũ cốc…

Chế độ sinh hoạt: Giảm cân (nếu thừa cân), tăng cường vận động thể dục thể thao để xương khớp linh hoạt, tránh lối sống ít vận động. Tuy nhiên khi đã bị bệnh gút bệnh nhân cũng không được làm việc quá sức.

Việc sử dụng thuốc điều trị bệnh gút nên tuân thủ chặt chẽ theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Tình trạng sử dụng thuốc không được kiểm soát (nghe mách bảo hoặc tự ý ngưng thuốc) không những không làm thuyên giảm bệnh mà làm cho tình trạng bệnh còn nặng hơn, trầm trọng hơn các biến chứng do sử dụng thuốc lâu ngày khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn. 

BS. Nguyễn Văn Hùng

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật