Những điều nhất định cần phải biết khi ăn trứng vịt lộn

Ăn nhiều trứng vịt lộn dễ làm tăng lượng cholesterol trong máu. Đây là nguyên nhân gây bệnh về tim mạch, gan, máu...

Trứng vịt lộn là thực phẩm giàu dinh dưỡng Tuy nhiên ăn không đúng cách khiến các chất bổ khó hấp thụ, thậm chí còn khiến sức khoẻ của người ăn bị ảnh hưởng.

Dùng kèm dầu mỡ

Trong quá trình tăng trưởng, một số chất được chuyển hóa để biến thành năng lượng nuôi dưỡng phôi bên trong.

Vì thế, ngoài lượng vitamin A và tiền vitamin A khá lớn trứng vịt lộn còn chứa nhiều dưỡng chất khác. Để hấp thụ được hết những chất bổ này người ăn cần thêm chút dầu mỡ. Các món ăncác loại hạt (lạc, vừng...) là lựa chọn thích hợp nhất. Chúng có chất béo không bão toà tốt cho tim mạch.

Nên ăn kèm một chút dầu mỡ với trứng vịt lộn

Nên ăn kèm một chút dầu mỡ với trứng vịt lộn 

Ăn cùng rau răm và gừng

Trứng vịt lộn rau răm, gừng là sự kết hợp được nhắc đến trong Đông Y như bài thuốc quý, giúp chữa các chứng suy nhược thiếu máu yếu sinh lý… rau răm có tác dụng sáng mắt, cải thiện đời sống chăn gối. Gừng tươi giúp kích thích tiêu hóa giải độc, giữ ấm cho cơ thể.

Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều rau răm. Loại rau này khi dùng nhiều có thể khiến thân nhiệt không ổn định, ảnh hưởng đến khả năng sinh lý của nam giới. Với phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt ăn rau răm dễ dẫn tới rong huyết Đặc biệt, rau răm không tốt cho thai nhi nên phụ nữ mang thai tuyệt đối không nên dùng.

Không ăn vào bữa tối

Buổi sáng là thời điểm dạ dày đã có nhiều chỗ trống để tiếp nhận thực phẩm cơ thể cũng cần tiếp năng lượng để bắt đầu ngày mới. Một món ăn nhiều dinh dưỡng như trứng vịt lộn ăn vào lúc này là hợp lý nhất. 

Vào bữa tối, khi cơ thể đã mệt mỏi cần nghỉ ngơi, bạn không nên trứng vịt lộn. Chất bổ trong trứng sẽ không được hấp thụ, tiêu hoá gây khó chịu cho dạ dày

Người mang thai có thể ăn

Thai phụ có thể ăn 2 quả trứng vịt lộn/tuần nhưng không được ăn cùng rau răm

Thai phụ có thể ăn 2 quả trứng vịt lộn/tuần nhưng không được ăn cùng rau răm

Một quả trứng vịt lộn chứa đủ protein canxi phốt pho, betacaroten vitamin A, B1, sắt, gluxit… đều là những chất giúp tăng cường sức khỏe cho thai phụ.

Người mang thai ăn trứng vịt lộn giúp cơ thể phần nào tránh được suy nhược thiếu máu chóng mặt… bởi tác dụng tư âm dưỡng huyết của món ăn Về số lượng, phụ nữ có thai nên ăn 2 quả/tuần và không nên dùng cùng lúc. Khi ăn, tuyệt đối tránh ăn rau răm.

Những người cần kiêng

Món ăn dinh dưỡng này không phù hợp với người có huyết áp cao. Những ai mắc bệnh tiểu đường các bệnh về gan tim mạch, gút... cũng nên kiêng hoặc không ăn nhiều. Quá nhiều chất dinh dưỡng trong trứng có thể làm tắc nghẽn động mạch từ đó tăng nguy cơ nhồi máu cơ timđột quỵ

Không nên cho trẻ dưới 5 tuổi ăn

Độ tuổi này, hệ tiêu hoá của trẻ còn chưa hoàn thiện, khả năng chuyển hóa các chất còn yếu. Việc nạp một lúc nhiều dinh dưỡng dễ gây trướng bụng, đi ngoài… Khi trẻ ở độ tuổi lớn hơn có thể cho trẻ ăn trứng vịt lộn mỗi tuần. Đặc biệt với những trẻ bị còi cọc thể lực yếu… phụ huynh nên cho ăn hàng tuần để hỗ trợ sự phát triển của con mình.

Như vậy, với một cách ăn đúng đắn, cơ thể bạn sẽ hấp thu được nguồn dưỡng chất dồi dào và phong phú từ trứng vịt lộn mà không phải lo lắng về những hậu quả.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật