Hóa ra đây là ký sinh trùng gây bệnh đáng sợ ở rau xanh!

Nhiều loại ký sinh trùng bám trên rau xanh có thể gây ra nhiều bệnh nguy hiểm đến sức khỏe của con người.

Rau xanh là thực phẩm bổ biến trong bữa cơm hàng ngày. Tỉ lệ ký sinh trùng gây bệnh có mặt khá cao ở các loại rau xanh và rất nguy hại đến sức khỏe của con người. Nếu ăn sống rau không được xử lý kỹ, mần bệnh sẽ xâm nhập vào cơ thể người và gây bệnh.

- Entamoeba histolytica có nhiều nhất trên rau xà lách xoong rau má với tỉ lệ 76,9%. Loại ký sinh trùng này có thể gây nên bệnh lỵ amip (Amibe), nó là ký sinh trùng thuộc loại đơn bào có chân giả.  Bệnh lỵ amip cấp ở ruột neeys không được điều trị tốt, có thể di chứng thành xơ viêm rối loạn thần kinh thực vật viêm ruột sau lỵ hay các biến chứng ở ruột như chảy máu do thủng ruột.  lồng ruột hay u do amip...Ngoài ra, nó còn gây ra một số dạng khác ngoài ruột như bệnh lỵ amip ở gan lỵ amip ở phổi- màng phổi, ở lách, não, xương...

- Bào nang Escherichia coli thường có ở rau đắng (38,5%) và cao tương đương ở các loại rau xanh còn lại (53,8%). Đây là loại vi khuẩn có bào nang gồm một nhóm vi khuẩn đa dạng. Dù nhiều loại trong nhóm vi khuẩn này hoàn toàn vô hại, nhưng một số lại có khả năng khiến cơ thể con người phơi nhiễm bị một số bệnh như: tiêu chảy viêm đường tiết niệu viêm phổi   Loại vi khuẩn này thường gây bệnh bằng cách sản sinh ra độc tố Shiga.

- Giardia lamblia nhiễm thấp hơn trên cả 8 loại rau xanh (15,54%). Là ký sinh trùng đơn bào thuộc loại ký sinh trùng roi, thường ký sinh trùng ở ruột và tá tràng. Một vài trường hợp đặc biệt thì có thể ký sinh ở đại tràng Chúng có thể gây rối loạn tiêu hóa và hấp thu thức ăn của niêm mạc ruột.

- Ấu trùng giun hình ống có nhiều ở rau xà lách xoong (100%), thấp nhất là rau muống (46,1%). Loại ấu trùng này bao gồm các loại giun đũa (Ascaris lumbricoides) giun tóc (Trichuris trichiura) giun móc (Ancylostoma duodenale), giun kim (Enterobius vermicularis)...

- Đáng lo ngại hơn là giun đũa chó, mèo có trên cả 7 loại rau (trừ rau muống) với tỷ lệ trung bình là 11,5%. Giun đũa chó (Toxocara canis), giun đũa mèo (Toxocara cati) ký sinh ở chó và mèo. Việc nuôi thả rông chó, mèo còn như hiện nay là nguy cơ khiến cho ấu trùng giun đũa cho và mèo xâm nhập vào cơ thể gay bệnh. Ấu trùng xam nhập vào thành ruột, theo đường máu đến gan phổi và những cơ quan khác. Người bệnh khi bị nhiễm ấu trùng giun có thể bị sốt, gầy ốm ho kéo dài Còn nếu ấu trùng phát triển ở hệ thần kinh trung ương tim phổi sẽ dẫn đến tình trạng co giật phù não nhức đầu kéo dài...

Việc chẩn đoán nhiễm ký sinh trùng chủ yếu dựa vào hyết thanh miễn dịch Còn với thể ngoài da có thể biểu hiện bằng nổi u cục dưới da, sưng phù một vùng da. Để phòng ngừa, tốt nhất là rửa sạch rau dưới vòi nước và chỉ ăn rau khi đã được nấu chín.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật