Nho - Vị thuốc quý từ thiên nhiên, các bạn tham khảo thêm công dụng của nó nhé!

Nho có lượng đường glucose và các acid hữu cơ cao; giàu sinh tố B, C, Fe, caroten và acid nicotinic; các hợp chất phenol… nên có tác dụng bổ dưỡng và hưng phấn thần kinh, trợ tiêu hoá, bổ huyết tăng lực, rượu vang nho có tác dụng làm tan các mảng xơ vữa trong mạch máu nên rất tốt cho những người nhồi máu cơ tim và tăng huyết áp.

Theo Đông y quả nho vị ngọt, chua, tính bình; vào tỳ, vị thận tác dụng bổ khí dưỡng huyết cường kiện cân cốt, lợi thủy trừ thấp. Rễ cây nho vị ngọt, tính bình, tác dụng trừ phong thấp lợi niệu. Dây nho (cả lá) vị ngọt, tính bình, tác dụng lợi thủy, thẩm thấp, giải độc.

Quả nho dùng cho các trường hợp suy nhược sau điều trị bệnh dài ngày viêm nhiễm sốt cao da khô miệng họng khô khát nước viêm thận phù nề huyết niệu, tiểu dắt tiểu buốt đau nhức do phong thấp

Những nghiên cứu gần đây cho thấy nho đỏ có thể làm giảm nguy cơ tai biến tim mạch, giảm tác hại của thuốc lá với phổi; ngăn ngừa ung thư giúp cơ thể chống đỡ tác dụng phụ trong việc điều trị ung thư Rễ nho dùng cho các bệnh nhân đau sưng khớp, phù nề viêm đường tiết niệu Dây và lá nho dùng cho các trường hợp phù nề tiểu ít ung nhọt, viêm kết mạc mắt đau mắt đỏ, đau sưng khớp, giải độc. Cách dùng nho làm thuốc:

Đau nhức do phong thấp, phù thũng, tiểu ít: Rễ nho tươi 100g (hoặc rễ khô 50g). Sắc uống.

Tăng huyết áp: quả nho tươi 150g, mã thầy 15 hạt: mã thầy gọt bỏ vỏ, nho rửa sạch, cho vào xay nhỏ, thêm ít nước sôi để uống.

Thị lực suy giảm: Nho khô 20g, câu kỷ tử 10g thảo quyết minh 5g. Hãm uống trong ngày.

Nho ăn tươi: Nho tươi 250g (rửa sạch ăn tươi) ngày 1 - 2 lần. Dùng cho các chứng âm hư nội nhiệt, nhiệt bệnh thương tân, có biểu hiện sốt nóng da khô môi miệng khô, khát, trạng thái kích ứng mồ hôi trộm, lòng bàn tay bàn chân nóng.

Nước ép nho: Nho tươi 250g ép vắt nước, thêm 1 ly nước sôi, khuấy đều uống nóng. Dùng cho các trường hợp tiểu dắt, buốt, tiểu ít màu vàng đục (viêm đường tiết niệu).

Nước nho ngó sen: Nước ép nho 50ml, nước ép ngó sen 50ml; trộn khuấy đều. Ngày uống 2 lần. Dùng cho các trường hợp sỏi đường tiết niệu niệu huyết, tiểu dắt buốt và đau.

Cháo nho đại táo: Nho khô 30g, đại táo 15g, gạo tẻ 60 - 100g. Tất cả nấu cháo, chia 2 lần ăn trong ngày. Dùng cho các trường hợp viêm thận phù thũng động thai dọa sảy.

Cháo nho bách hợp: Nho khô 50g, bách hợp 20g, gạo 50g. Tất cả nấu cháo. Chữa ho nhiều đờm

Rượu nho: rượu nho 10ml, uống trước khi đi ngủ. Dùng cho các trường hợp mất ngủ suy nhược thần kinh sau bệnh dài ngày, ăn kém chậm tiêu còn có tác dụng hoạt huyết an thai.

Rượu vang chế từ nho đỏ: uống 30 - 50ml trong bữa ăn, tác dụng kích thích tiêu hóa và tốt cho những người xơ vữa mạch máu tăng huyết áp

Lưu ý: Người có hội chứng lỵ tiêu chảy không dùng nhiều. Những người đang dùng thuốc trị tăng huyết áp (nhóm đối kháng calci: amlodipin, nefedipin, diltiazem, verapamil, nicardipin…); đang dùng các loại thuốc ức chế men chuyển (benazepril, captopcil, cilazapril enalapril ) không được dùng nho do làm tăng kali máu. 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật