Rễ sắn dây trị say nắng, say nóng hiệu quả bất ngờ

Ở Việt Nam, hầu như ở mọi nơi, mọi vùng, miền, trong mỗi gia đình, ít nhiều cũng có vài ba gốc sắn dây được trồng với mục đích làm thực phẩm, luộc ăn như khoai sắn...

Ở Việt Nam, hầu như ở mọi nơi, mọi vùng, miền, trong mỗi gia đình ít nhiều cũng có vài ba gốc sắn dây được trồng với mục đích làm thực phẩm luộc ăn như khoai sắn...

Dĩ nhiên, với sắn dây ngoài tác dụng cung cấp về lượng tinh bột nhất định, còn có tác dụng làm cho cơ thể trở nên mát hơn. Ngoài ra, đa phần sắn dây được chế để lấy tinh bột, mà dân gian thường gọi là bột sắn dây bột sắn dây uống sống có tác dụng giải nhiệt, nhất là trong mùa hè nắng nóng, nấu chín cũng có tác dụng giải nhiệt, trị niêm mạc miệng lở loét mụn nhọt

  Củ sắn dây cho vị thuốc cát căn Không nên nhầm lẫn với cây sắn dây rừng, cùng họ đậu, song khác chi: Mucuna prurita Hook, còn gọi là đậu mèo, chỉ sử dụng hạt, dùng ngoài trị rắn cắn, hoặc dùng trị giun đũa song liều cao sẽ gây ngộ độc, có thể dẫn đến tử vong

Cần hết sức lưu ý để tránh nhầm lẫn. Vì trên thực tế, cả hai cây này đều được gọi là sắn dây, chúng có hình dáng bên ngoài gần giống nhau, lại đều có nguồn gốc mọc hoang nơi rừng núi. Chỉ có điều cây sắn dây nói trong bài này đã được con người thuần hóa từ lâu. Hiện nay nó đã trở thành một cây trồng quen thuộc với mọi người.

Dùng rễ tươi của sắn dây trị say nắng, say nóng

Say nắng, say nóng thuộc chứng trúng thử của YHCT, nói một cách khác, là bị trúng nắng, trúng nóng, với các triệu chứng mặt đỏ nhừ mồ hôi vã ra như tắm choáng váng chóng mặt hoa mắt, ngã té, nặng hơn thì ngất xỉu bất tỉnh nhân sự. Có thể dùng khoảng 40g rễ sắn dây tươi, rửa sạch đất cát, cắt nhỏ, giã nát, vắt lấy nước, thêm một chút muối ăn quấy đều, cho uống. Người bệnh sẽ nhanh chóng hồi phục.

Sau khi chế biến, từ rễ sắn dây ta thu được một sản phẩm dùng làm thuốc Đông y gọi là cát căn.

Cát căn được dùng trị bệnh như thế nào?

Trong Đông y, cát căn được xếp vào loại thuốc tân lương giải biểu, với tính chất vị ngọt, cay, tính bình, quy vào các kinh tỳ, vị.

Cát căn có công năng hạ nhiệt, làm ra mồ hôi Do đó được sử dụng trong các trường hợp cảm mạo phong nhiệt, còn gọi là cảm nhiệt với các triệu chứng sốt cao, phiền khát đau đầu đau gáy, cứng gáy... có thể dùng phương cát căn thang: cát căn 12g, ma hoàng sinh khương mỗi vị 9g; quế chi cam thảo bạch thược mỗi vị 6g; đại táo 12g. Ngày một thang, dưới dạng thuốc sắc.

Còn dùng trị sởi đậu khó mọc: cát căn 10g thăng ma cam thảo ngưu bàng tử, mỗi vị 10g. Sắc uống, ngày một thang. Cát căn còn phối hợp với địa liền bạch chỉ trị các chứng sốt cao đau đầu đau lồng ngực, đau các dây thần kinh ngoại biên

Ngoài ra, cát căn còn được dùng trong các trường hợp cảm mạo sốt cao, miệng háo khát, bụng cồn cào, đại tiện bí kết, đau vùng thượng vị: cát căn, mạch môn, cỏ nhọ nồi mỗi vị 40g; đạm trúc diệp 20g. Gần dây, cát căn còn được sử dụng trị bệnh tăng huyết áp bệnh đái tháo đường

Cơ sở khoa học của vị thuốc cát căn

Gần đây, việc chiết tách, phân lập các thành phần hóa học và tác dụng sinh học của rễ sắn dây phần nào đã làm sáng tỏ về cơ chế tác dụng của vị thuốc này. Từ rễ sắn dây, người ta đã phân lập được các isoflavonoid như daidzein, daidzin...

Các chất này có tác dụng làm giãn sự co thắt các động mạch đáy mắt động mạch cảnh, động mạch đùi, cải thiện tuần hoàn mạch máu não, làm tăng lưu lượng máu, làm giảm các cản trở của động mạch vành tim Điều đó giải thích tác dụng về khả năng chữa đau đầu cứng gáy hạ huyết áp đau thắt ngực của vị thuốc này là hoàn toàn có cơ sở khoa học

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật