Vì sao đông y không điều trị hiệu quả bệnh tiểu đường?

Không ít bệnh nhân khi bị tiểu đường đã điều trị tây y kết hợp đông y vì họ nghĩ đông y an toàn. Thậm chí có người bỏ hẳn tây y để theo đông y, dẫn tới biến chứng nặng.

Nấu nước lá xoài uống mong hạ đường huyết

Khi phát hiện tiểu đường phải tuân thủ điều trị

Khi phát hiện tiểu đường phải tuân thủ điều trị

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Huy Cường – Giám đốc phòng khám nội tiết 133 Thái Hà Hà Nội cho biết, rất nhiều bệnh nhân bị tiểu đường sau đó điều trị bằng các bài thuốc như ăn khổ qua nấu nước lá xoài uống với hi vọng bệnh thuyên giảm nhưng thực chất họ đều không kiểm soát được đường huyết của mình.

Trường hợp bệnh nhân Vũ Thị Hoan trú tại Ba Đình, Hà Nội là điển hình. Bà Hoan bị tiểu đường 6 năm nay. Bà đã uống thuốc hàng tháng do bác sĩ kê. Trong quá trình uống thuốc, bà Hoan thấy đường huyết giảm nên bỏ thuốc và quay ra nấu nước xoài non uống hơn 1 năm.

Một tuần nay, bà Hoan thấy mệt hơn, tay chân mỏi nên đến bệnh viện kiểm tra. Bác sĩ phát hiện đường máu lúc đói đã lên tới 11,4 mmol/l. Đây là lượng đường huyết cao và nguy hiểm.

Bà Hoan được bác sĩ kê thuốc hạ đường huyết nhưng không ăn thua, cuối cùng bà phải vào viện điều trị nội trú để tiêm insulin hạ đường huyết

Bác sĩ Cường cho biết, những trường hợp bệnh nhân này không phải là hiếm. Hàng ngày đều có những bệnh nhân đưa ra các thắc mắc về việc lựa chọn thuốc đông y và thuốc tây y.

Ông vẫn khuyên người bệnh nên sử dụng thuốc tây vì thực tế thuốc tây ít hại hơn thuốc nam vì được làm cẩn thận được chứng nhận và đã qua thử nghiệm lâm sàng thuốc tây mới là phương pháp kiểm soát tốt nhất bệnh tiểu đường

Thạc sĩ Nguyễn Huy Cường

Thạc sĩ Nguyễn Huy Cường

Đối với thuốc nam thạc sĩ Cường cho biết thuốc nam ít dữ liệu nghiên cứu, một số phương pháp chỉ là dùng kèm thêm.

Trước đây dây thìa canh mướp đắng tinh chất quế từ thiên nhiên có thể giúp đường máu giảm xuống chút nhưng bác sĩ chỉ khuyên có thể dùng kèm thêm, đồng thời luôn dặn bệnh nhân phải tìm loại thuốc sạch, rõ nguồn gốc, phải tuân thủ chỉ định điều trị bác sĩ đã đưa ra.

Nguy hiểm nếu bỏ uống thuốc tây

Theo TS Nguyễn Khánh Hòa – chuyên gia Đái tháo đường tại Canada bệnh đái tháo đường nguy hiểm vì gây ra các biến chứng như loét chân, loét tay.

Khi loét chân, các mạch máu thần kinh chân tổn thương, thậm chỉ có bệnh nhân phải cắt bỏ chân.

Bệnh cứ tiến triển từ từ, bệnh nhân không biết. Đến khi biết thì bệnh đã có biến chứng. Nếu không kiểm soát đường huyết tốt, bệnh nhân có thể tử vong do hôn mê tăng đường huyết Chính vì thế khi xác định đái tháo đường biện pháp điều trị vẫn là tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ.

Tuy nhiên, ở Việt Nam, TS Hòa cho biết, ít bệnh nhân tuân thủ điều trị. Họ chỉ điều trị 1 thời gian ngắn. Khi đường huyết trở về bình thường là họ dừng và chuyển sang dùng thuốc đông y.

Bệnh đái tháo đường được nhắc đến trong các tài liệu y học cổ truyền là bệnh tiêu khát bởi các biểu hiện như người bệnh ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều. Đái ra nước tiểu có hiện tượng ruồi bu, kiến đỗ thể hiện có đường trong nước tiểu.

Có nhiều bài thuốc đông y được đưa vào điều trị bệnh nhưng đến nay chưa có phương thuốc đông y nào chữa dứt được bệnh đái tháo đường

Trước đây, có nghiên cứu về cây giảo cổ lam Cây này có hoạt chất làm cho đường huyết hạ xuống. Tuy nhiên tác dụng của các hoạt chất đến từ cây cỏ đến nay vẫn rất hạn chế.

Có bệnh nhân mải mê điều trị đông y đến khi bước vào giai đoạn biến chứng thì mắt đã mờ, biến chứng thần kinh gây rối loạn dinh dưỡng loét bàn chân bàn tay mất cảm giác ở chân tay.

Chính vì thế, TS Hòa khuyên bệnh nhân tiểu đường việc sử dụng thuốc đông y chỉ nên dùng giai đoạn đầu, sớm. Khi thấy đường huyết về bình thường vẫn phải theo dõi. Mỗi năm đi khám 1 lần về đường huyết để ngăn ngừa tái phát.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật